Bệnh trầm cảm vật lộn với những định kiến cố hữu là vấn đề của xã hội đương đại trong Đại Dương Đen – TS Đặng Hoàng Giang
“Trầm cảm gây khuyết tật, nhưng nó là một thương tích vô hình. Nếu người đi xe lăn khiến người khác động lòng trắc ẩn và sẵn sàng giúp đỡ thì người mang khuyết tật vô hình không những không được hưởng một sự ưu tiên nào mà còn bị đánh giá (Định kiến và Kỳ thị: “cứ diễn”; “làm trò”; “giả vờ”; “điên khùng kiểu Tây”; “có làm sao đâu”; “yếu đuối – kém cõi”; “chưa làm được gì cho bố mẹ”; “giễu cợt”; “đang kiếm cớ để lười”; “ác cảm”; “không có trách nhiệm”; “miệt thị, mắng mỏ, chỉ vì một thằng con trai”; “từng tuổi này rồi mà còn nghĩ tới chuyện tự tử”; “nó tâm thần, biết cái gì đâu”; “đồ thần kinh, không đáng tin”; “tự tưởng tượng và dựng chuyện ra”) , bởi vì họ được so sánh với người lành lặn.”
Căn bệnh này không chỉ vô hình vì người ta không dễ dàng nhìn thấy, nó vô hình bởi nó bị giấu kín.Tác giả Đặng Hoàng Giang
Người bị ung thư từ chối hoá trị vì tác dụng phụ thì được thông cảm và thương cảm. Nhưng nếu người tâm thần từ chối thuốc vì tác dụng phụ thì họ bị coi là không có khả năng suy nghĩ. Không phải lúc nào người tâm thần cũng tâm thần. Đa phần là người ta tỉnh. Nhưng mọi người lại cho rằng đa phần là người ta hoang tưởng.
Những miêu tả “vừa dữ dội vừa tê tái”
- Anh kể là người anh bị chảy thượt ra, tay anh thõng xuống, bước chân anh lệt xệt. Buổi tối mắt anh cứ trợn lên mà không đóng lại được.
- Không ngồi được lâu trước máy tính, não anh nhanh bị trơ, các suy nghĩ trở nên ì ạch, và cố gắng tập trung khiến anh kiệt sức.
- Một môi trường phi logic, phi quy luật (thất thường)
- Anh đánh mất cảm nhận về ranh giới giữa cái bình thường và cái bất thường, và quay lại hoài nghi bản thân.
- Tôi thấy cô độc trong thế giới đầy hiểm nguy, không có ai bên cạnh, bảo vệ mình.
- “Chết khó quá nên tôi ước mình không được sinh ra.”
- “Khi thở một hơi dài chừng ba hay bốn giây, đặt hết sự chú tâm vào trong hơi thở thì trong thời gian 3 hay 4 giây đó ta buông được quá khứ và tự do liền có mặt”. Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết trong cuốn Tri kỷ của Bụt.
- “Những ý tưởng chảy như thác, những ý tưởng nhảy từ chủ đề này sang chủ đề khác. Suy nghĩ lỏng như nước, và đi kèm với cảm giác quyến rũ và loạn thần là mọi thứ trong vũ trụ đều được kết nối với nhau.” – Kay Jamison
- “Khi tôi phát hiện ra con dao lam, tự hại trở thành một cử chỉ của hy vọng. Ở lần đầu, khi tôi 12 tuổi, nó giống như một điều kỳ diệu, một sự soi rạng. Lưỡi dao trượt vào da tôi, dễ dàng, không đau đớn, như một con dao nóng đi qua bơ. Chớp nhoáng và tinh khiết như một tia chóp, nó tạo ra một đường biên tuyệt đối và nguyên khôi giữa trước và sau. Toàn bộ sự hỗn loạn, âm thanh và cuồng nộ, cái bất định, rối rắm, tuyệt vọng, bốc hơi trong khoảnh khắc. Khi đó, tôi thấy mình chắc chắn, tiếp đất, mạch lạc và toàn vẹn.” – Tác giả Caroline Kettlewell
- Cánh tay thương tích của Uyên trò chuyện với chính Cô (sau khi Uyên tự hại bằng cách lấy dao rạch lên tay mình). “… Cậu và mình đứng nép sau cánh cửa nhà tắm, máu cứ rỏ từ thân của mình xuống làm loang lổ cái sàn gạch men trắng. Mình thấy cậu khóc, cậu lấy phần bả vai để quệt nước mắt. Mình buồn quá, mình không lau nước mắt cho cậu được vì mình đang chảy máu.”
“Người ta có thể chịu đựng và sống sót qua gần như mọi thứ nếu họ nhìn thấy cái kết. Trầm cảm xảo trá ở chỗ nó khiến người ta không thể nhìn thấy điểm kết thúc. Cái đám sương mù đó là một cái chuồng không có ổ khoá.”

Toàn cảnh
Trầm cảm xuất hiện ở mọi nơi, trong mọi gia đình. Nó không chỉ có ở trong giới trẻ, “vì chúng vốn thất thường trong cảm xúc“. Không chỉ ở người học hành cao, “vì họ suy nghĩ quá nhiều” Không chỉ ở trong giới văn nghệ sĩ, “vì họ quá nhạy cảm.” Không chỉ ở người có kinh tế đầy đủ, “bởi người nghèo lo kiếm sống thì lấy đâu ra thời gian mà trầm cảm.“
Phụ nữ mắc trầm cảm nhiều gấp đôi nam giới, và sự khác biệt này bắt đầu xuất hiện sau thời điểm dậy thì – trước đó, tỷ lệ trầm cảm ở trẻ em nam thậm chí còn nhỉnh hơn một chút. Đã có nhiều cố găng giải thích sự chênh lệch này, dựa trên những khác biệt về hormone, các áp lực liên quan tới vai trò và trách nhiệm của nữ giới trong xã hội, hay việc sinh nở, tuy nhiên tới giờ vẫn chưa có giả thuyết nào thực sự thuyết phục.
Những thống kế tại một thời điểm nhất định
- 1/3 các phụ nữ sinh đẻ ở TPHCM có những triệu chứng của trầm cảm sau sinh (Nghiên cứu của Harry Minas 2017).
- Trong số các sinh viên y khoa ở VN, cứ sáu SV thì có một người có đủ các yếu tố của trầm cảm và tầm một nửa số đó có ý định tự sát.
- Ở trẻ em trầm cảm ít xảy ra hơn, và nếu có thì thường là do hệ quả và biến chứng của tự kỷ hay rối loạn hành vi mang tính gây rối. Và khi không được tiếp xúc với những ứng xử và trợ giúp hợp lý từ môi trường xung quanh.
- Trung bình mỗi một lớp học sẽ có 1 em đang vật lộn với trầm cảm.
- Hiện tượng tái xuất hiện hay tái phát xảy ra ở 50% đến 80% người trầm cảm.
- Nếu bạn đã từng bị 2 lần trầm cảm ghé thăm (2 episode) thì xác suất 70% sẽ có lần thứ 3 đến thăm bạn. Và xác suất này càng tăng cho những giai đoạn tái xuất hiện tiếp theo. (Càng về sau sẽ càng nặng, khoảng cách giữa chúng sẽ càng ngắn lại, và chúng sẽ càng dễ xuất hiện một cách độc lập mà không cần phải do một sự kiện tiêu cực nào kích hoạt. Sau càng nhiều giai đoạn thì sự phá huỷ của bệnh càng lớn và rủi ro tự sát cũng càng cao.).
- Nhiều người rất thờ ơ khi người thân mình vật lộn với các cơn trầm cảm, nhưng vô cùng lo lăng và chăm sóc tận tình khi người này sốt hay đau bụng. Người ta không hiểu và không tin vào sức phá huỷ của trầm cảm và gánh nặng của nó chất lên cuộc sống của người có bệnh, lên nền kinh tế và xã hội. Gánh nặng của bệnh tật này hay được đo lường bằng một chỉ số mang cái tên “năm sống được điều chỉnh theo khuyết tật” (disability adjusted life year – DALY).
- Cứ ba người trầm cảm thì có một người đã hoặc sẽ nghĩ tới tự sát. Phụ nữ bị trầm cảm nhiều gấp đôi nam giới, nhưng nam giới lại chết bởi chính bàn tay mình nhiều hơn, và cái chết của họ cũng bạo lực hơn.
- Tỷ lệ người mắc PTSD – Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương, trong một năm bằng một nửa của tỷ lệ trầm cảm. Cấu tạo gene được cho là đóng góp 30% vào rủi ro phát sinh PTSD.
- Người ta cũng nhận ra là phần não bộ hippocampus của người bị PTSD có dung lượng nhỏ hơn, phần này phụ trách quá trình học, nhận thức xã hội, trí nhớ và xử lý cảm xúc. Ngoài ra, những vùng não trước trán, liên quan tới quá trình lên kế hoạch, ra quyết định, hành xử xã hội, cũng có dung lượng giảm thiểu.
- Trong một khảo sát ở Mỹ đầu thập kỷ 1990, một phần ba số người có rối loạn lưỡng cực không được trị liệu mười năm sau khi có biểu hiện. Hai phần ba nhận được ít nhất một chẩn đoán sai trước khi được chẩn đoán chính xác, thường là nhiều năm sau. Trung bình, mỗi người đã phải gặp hơn ba bác sĩ trước khi được chẩn đoán đúng.
- 1/3 người Nhật tin rằng “yếu đuối là nguyên nhân gây ra trầm cảm” Tại Mỹ, một trong bốn người cho rằng việc thừa nhận mình trầm cảm sẽ ảnh hưởng tới quan hệ bạn bè của họ. Chín trong mười người Anh tin rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của họ. – điều này là thiếu hiểu biết và thể hiện những định kiến về trầm cảm.
Trầm cảm đến rồi đi. Tuy nhiên nếu không được trị liệu các giai đoạn của trầm cảm (episode) có thể kéo dài tới 5 tháng ở các trường hợp nhẹ và vừa và tới 8 tháng với các trường hợp nặng.
2007, cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu dán lên vỏ thuốc cảnh báo là Thuốc trầm cảm làm tăng rủi ro cho các hành vi tự sát từ lứa tuổi hai mươi lăm trở xuống. Anh và hội đồng chung châu âu khuyến cáo không dùng thuốc trầm cảm cho trẻ em dưới 18 tuổi vì hiệu quả của chúng cho lúa tuổi này là không rõ ràng trừ Fluoxetin và các trường hợp nặng.
Phần lớn các hành vi tự sát mà được cho là liên quan tới thuốc xảy ra trong khoảng sáu tháng, sau thời điểm liệu pháp dược bắt đầu. Hiện tượng này thật khó hiểu, chẳng phải khi trầm cảm thuyên giảm thì về logic rủi ro tự sát cũng phải giảm theo hay sao? Các nhà nghiên cứu Matthews và Fava cung cấp một lý giải: Trong một khoảng thời gian nhất định, sau khi người trầm cảm bắt đầu dùng thuốc, mức năng lượng của họ đã được cải thiện trong khi các triệu chứng khác như là cảm giác tuyệt vọng hay chán nản thì chưa, khiến người trầm cảm vẫn có thể ở trạng thái muốn tự sát mà giờ đây lại có khả năng thực hiện ý đồ của mình.

Từ thời Hy Lạp đã có những ghi chép đầu tiên về những biểu hiện của Trầm Cảm
- “Buồn bã, suy sụp, gầy gò bởi lo lắng và mất ngủ”…..“Ở giai đoạn sau, họ than vãn về vô vàn sự vô nghĩa và mong muốn được chết” (Areteaus)
- “Họ ngồi trước cửa nhà trong quần áo bẩn thỉu, kể lể về tội này hay lỗi kia của mình và sợ hãi chứ không còn hứng thú gì nữa kể cả với những lễ hội ngợi ca các vị thần.” (Plutarch)
Mô hình nhận thức của Beck
Aaron Beck cho rằng các phản ứng trong hành vi hay cảm xúc là hệ quả của những đánh giá trong nhận thức. Nói cách khác, các triệu chứng liên quan tới nhận thức xảy ra trước và gây ra những triệu chứng liên quan tới cảm xúc, tâm trạng và hành vi. Ví dụ suy nghĩ rằng người khác thấy mình là một kẻ buồn chán sẽ dẫn tới cảm xúc buồn bã và tâm trạng U ám cũng như hành vi thu mình lại trước người xung quanh.
Niềm tin sai lệch tiềm ẩn từ những trải nghiệm tiêu cực
Những trải nghiệm quá khứ bất lợi khiến người ta phát triển niềm tin Lệch lạc về bản thân, về xung quanh và về tương lai hoặc bị tiêm nhiễm cảm giác mình bất lực trước cuộc sống. Tất cả những điều này tạo nên sự tổn thương, khuynh hướng trầm cảm. Chúng làm suy yếu sức kháng cự của một cá nhân chỉ cần một cú đẩy mới một sự kiện tiêu cực mới họ có thể gục ngã.
Những trải nghiệm thơ ấu tiêu cực sẽ khiến niềm tin sai lệch hình thành những niềm tin sai lệch có thể nằm im đó nhiều năm thậm chí nhiều thập kỷ nhưng khi có một yếu tố stress ngoại cảnh liên quan xuất hiện và gợi nhớ lại các tình huống quá khứ khiến niềm tin được hình thành sẽ tạo ra những suy nghĩ tiêu cực tự động – chúng có thể thoáng qua như một tia chóp. Gọi là tự động vì chúng xuất hiện ngay lập tức sau sự kiện gây stress chúng ở bên dưới của Ý thức và thường người ta không biết là mình có những suy nghĩ này trừ khi nắm bắt được những kĩ thuật như là chánh niệm.
Sự tiêu cực của chúng thường xoay quanh ba trục: bản thân, thế giới và tương lai. về bản thân “mình là một kẻ vô dụng”, về thế giới “không ai ưa thích mình cả” và về tương lai “mọi thứ vô vọng, sẽ như thế này mãi thôi”
Theo Beck người trầm cảm có những thiên vị trong cơ chế suy luận và tiếp nhận thông tin, họ bị rơi vào các bẩy trong suy nghĩ. ví dụ họ rơi vào bẩy lập luận cực đoan, trắng đen “nếu mình không đứng đầu lớp thì mình chẳng là gì cả” hoặc bẩy diễn giải tiêu cực “sếp vừa đi qua mà không chào mình, chắc ông ấy ghét mình.” Những thiên kiến méo mó này khiến tam giác nhận thức tiêu cực được giữ vững và cũng cố, chúng kéo ta vào vòng xoáy đi xuống của trầm cảm nếu như ta không nắm được kỹ thuật phá vỡ trúng một cách có Ý thức.

Người mắc bẩy trong suy nghĩ hay bẩy trong nhận thức
Người mắc bẩy trên họ sàn lọc để chỉ ghi nhận những điều tiêu cực, Họ yêu cầu sự hoàn hảo, Họ khái quát hóa một cách cực đoan, Họ suy nghĩ ở hai cực trắng đen, Họ đọc tâm trí người khác, Họ ứng chuyện vào bản thân mà không có cơ sở, Họ trầm trọng hóa vấn đề, Họ lẫn lộn cảm xúc với thực tại.
Rối loạn lưỡng cực
Cũng giống như những tâm bệnh khác, nó không phải là một bệnh mà là một nhóm bệnh, gồm có rối loạn lưỡng cực loại I và loại II, rối loạn lưỡng cực chu kỳ (cyclothymic) và những rối loạn lưỡng cực khác (bao gồm những gì mang tính lưỡng cực nhưng không vừa với định nghĩa của ba bệnh kia).
Sự khác nhau của hai loại (I và II) là sự dữ dội của hưng cảm (mania).
Rối loạn lưỡng cực loại I = Hưng cảm nặng + Trầm cảm nặng hoặc nhẹ
Rối loạn lưỡng cực loại II = Hưng cảm nhẹ + Trầm cảm nặng
Ở đỉnh điểm của trạng thái hưng cảm người ta có thể thấy mình vô cùng ưu tú và tài giỏi. “Máu trở thành những dòng chảy của lửa,” Kay Jamison trong cuốn Đêm xuống nhanh, trích dẫn một bệnh nhân. “Những ý tưởng chảy như thác, những ý tưởng nhảy từ chủ đề này sang chủ đề khác. Suy nghĩ lỏng như nước, và đi kèm với cảm giác quyến rũ và loạn thần là mọi thứ trong vũ trụ đều được kết nối với nhau.” Người hưng cảm bùng nổ và không cần ngủ.
Nhìn chung, khả năng người có rối loạn lưỡng cực hồi phục hoàn toàn là khá thấp. Trung bình, người bệnh sống một phần năm cuộc đời mình trong các giai đoạn bệnh khác nhau, và chúng có thể phá hủy các quan hệ liên cá nhân, công việc, nghề nghiệp, chỗ đứng xã hội của họ trong bốn phần năm thời gian còn lại.
Do đó, trị liệu tâm lý đóng vai trò hỗ trợ quan trọng, cung cấp kiến thức để người bệnh tự theo dõi các dấu hiệu bệnh, giúp họ tạo ra và giữ một nhịp sinh hoạt lành mạnh, cải thiện các mối quan hệ liên cá nhân, và đi theo liệu pháp dược mà không bỏ cuộc, vốn là một vấn đề lớn. Một môi trường xung quanh có kiến thức về bệnh, cảm thông và hỗ trợ, như Dũng may mắn có được, là vô cùng quan trọng để không khiến các triệu chứng nặng lên và không làm tệ hại hơn chất lượng cuộc sống vốn đã gặp nhiều thách thức của người bệnh.
Ở khía cạnh cá nhân, mỗi người có thể làm gì để bảo vệ mình?
Chúng ta cần xây dựng những quan điểm khỏe mạnh về bản thân và thế giới. Cuộc sống hiện đại đẩy người ta vào cuộc đua và nhiều người tham gia cuộc đua bất chấp sức khỏe tinh thần của mình hoặc cho rằng nó là một nguồn lực vô hạn. Những quan điểm cho rằng con gái thì phải gầy, học giỏi thì mới có thể hạnh phúc, đẻ được con trai thì phụ nữ mới có giá trị, có chức vụ thì đàn ông mới được tôn trọng, là những yếu tố tổn thương có thể đẩy người ta vào tâm bệnh. Mặt khác, trong mỗi giai đoạn của cuộc đời, chúng ta cũng phải chuẩn bị cho các thách thức, các dịch chuyển trước mặt. Người sắp lập gia đình chuẩn bị cho các thách thức trong hôn nhân, sinh và nuôi dạy con, người trung niên chuẩn bị cho thách thức về hưu, người cao tuổi chuẩn bị tâm lý cho cái chết.

Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ con cháu mình?
Trầm cảm đã xuất hiện ở thế hệ này thì dễ tái xuất hiện ở thế hệ sau, do đó sức khỏe tinh thần của cha mẹ là một trong những điều quan trọng nhất mà họ có thể trao cho con cái. Khuynh hướng trầm cảm cũng được tạo ra bởi một tuổi thơ bất lợi, và đây là trách nhiệm quan trọng thứ hai của cha mẹ. Một tuổi thơ thuận lợi hiển nhiên là một tuổi thơ không bị hắt hủi, ngược đãi hay xâm hại, nhưng nó không nhất thiết và cũng không thể là một tuổi thơ được bao bọc đến tận răng, chỉ toàn êm đềm mà không có sóng gió. Stress vượt ngưỡng phá hủy một cá nhân, nhưng stress ở mức vừa phải tôi luyện khả năng đề kháng của người đó. Một tuổi thơ thuận lợi là một tuổi thơ mà đứa trẻ được hỗ trợ để xây dựng năng lực cảm xúc và có gắn kết vững vàng với người chăm sóc mình để có thể thích nghi với nghịch cảnh khi nó tới. Đó chính là sự dẻo dai, bền bỉ tinh thần, khả năng phục hồi (resilience) mà các nhà tâm lý học hay nói tới.
Tổng kết lại, “vaccine” ngừa trầm cảm tốt nhất cho một cá nhân là sức khỏe tinh thần của cha mẹ họ, là một tuổi thơ được yêu thương, và khi họ lớn lên, là một cuộc sống điều độ, an toàn về vật chất, thư thái về tinh thần, trong một mạng lưới hỗ trợ và thương yêu của người thân và bạn bè xung quanh.
Tầm soát trầm cảm thông qua các nguồn lực sẵn có như bảng hỏi PHQ-9 và bảng hỏi GAD-7
Sau khi hoàn thành bài trắc nghiệm, hãy ghi lại điểm số của bạn để bạn có thể tham khảo.
Mỗi câu hỏi được chấm điểm từ 0 đến 3:
0: Không hề
1: Mức độ nhẹ
2: Mức độ trung bình
3: Mức độ nặng
Tổng điểm thang đánh giá trầm cảm PHQ-9 có thể dao động từ 0 đến 27. Cách giải thích thang điểm PHQ-9:
0-4: Bình thường
5-9: Trầm cảm nhẹ
10-14: Trầm cảm trung bình
15-19: Trầm cảm nặng
20-27: Trầm cảm rất nặng.
Điểm số tổng của thang đo GAD-7 được chia thành 4 mức độ:
0-4: Không có triệu chứng lo âu
5-9: Lo âu nhẹ, nhưng cần tìm hiểu nguyên nhân gây lo âu và xử lý trước khi có chuyển biến nặng hơn.
10-14: Lo âu vừa phải, nên tìm sự hỗ trợ của các chuyên gia.
15-21: Lo âu nghiêm trọng, cần điều trị gấp.
Ví dụ minh họa: Giả sử một người trả lời bài trắc nghiệm PHQ-9 như sau:
Câu hỏi 1: 2
Câu hỏi 2: 1
Câu hỏi 3: 0
Câu hỏi 4: 1
Câu hỏi 5: 2
Câu hỏi 6: 2
Câu hỏi 7: 2
Câu hỏi 8: 1
Câu hỏi 9: 0
Tổng điểm của người này là 11, tương ứng với mức độ trầm cảm trung bình.
Tham khảo 2 bảng hỏi online theo thông tin bên dưới:
Nếu bạn có quan tâm đến cuốn sách Đại Dương Đen hãy tìm đọc để có những kiến thức và trải nghiệm sâu sắc từ lời văn của tác giả Đặng Hoàng Giang. Đặc biệt trong lần tái bản năm 2024, tác giả có bổ sung “Chương 30 Làm gì khi người thân trầm cảm”, sau nhiều năm từ khi quyển sách được ra mắt ông có dịp tiếp xúc nhiều hơn với những gia đình có người thân trầm cảm.
Hướng dẫn đọc sách – truyền cảm hứng để bạn bắt đầu với trang đầu tiên
Việc đọc tiếng Việt tưởng chừng như là điều đơn giản với mọi người. Nhưng khi gắn việc “đọc” với “sách”; “báo”; “tài liệu”,… hay thậm chí là “đọc status” – những chia sẻ trên mạng xã hội đôi lúc cũng khó khăn với một vài bộ phận thiểu số đơn giản vì một số trở ngại sau: Cảm giác ngán; cảm giác lười đọc;…
Tới đây bạn nào có suy nghĩ là:
“bây giờ các công cụ AI đầy, mình có thể kêu nó tóm tắt hoặc trích ra những điểm hay nhất của một cuốn sách hay bài báo là được rồi cần gì đọc”
OK 👌 nếu làm như vậy thì càng ngày con AI đó sẽ càng thông tin ra – và nếu một ngày không có internet và không có tiền “nạp vip” vào các “giải pháp công nghệ” đó thì coi như bạn không còn giá trị gì!
Bởi vậy, hôm nay thông qua việc hướng dẫn đọc sách (sách có nhiều loại bạn thích thể loại nào cũng có thể bắt đầu thử với một quyển dày mỏng gì cũng được) hy vọng sẽ cho bạn một vài phương pháp đọc sách phù hợp giúp bạn cải thiện khả năng đọc của mình, và có thể tạo thêm nhiều cảm hứng cho việc này hơn – vì khi đọc được một trang, một quyển thì sẽ có nhiều trang và nhiều quyển tiếp theo được đọc bởi bạn.
Trước hết là những Sai lầm về chuyện đọc sách
1. Đọc theo trình tự
Thực tế là, chính tác giả cũng có thể viết những phần đầu sau khi đã hoàn tất những phần sau mà. Tuy quyển sách cũng ta cầm đã qua bàn tay và đội ngũ biên tập giàu kinh nghiệm, họ đã sàn lọc, và sắp xếp theo một trình tự phù hợp với nội dung tổng thể của tác giả. Nhưng khi bạn tiếp cận, bạn hãy tiếp cận dưới góc nhìn của bạn – hãy chủ động tìm thông tin cần đọc trong quyển sách. Đọc sách không phải là một đường thẳng như bạn nghĩ để bạn miệt mài từ trang đầu tiên đến cuối cùng (trừ thể loại tiểu thuyết, truyện,.. những tác phẩm có chương và hồi,..).
2. Đọc từng chữ
Khác với lúc nhỏ khi tập đọc, ta đọc to từng chữ và cố gắng đọc thật thanh – lúc đó ta đóng vai trò như một cái máy phát thanh chứ không phải là người đọc sách. Đọc sách, hãy rèn luyện cách đọc cả cụm từ, cả câu, rồi cả đoạn.
3. Giữ gìn sách cẩn thận, không tì vết
Điều này thể hiện bạn là người quý sách, nhưng không hiệu quả. Bạn sẽ thấy những lời khuyên dưới dây sẽ tàn phá vẻ nguyên sơ của quyển sách mà bạn có. Nhưng sách là của cá nhân, vậy thì bạn cũng nên cá nhân hóa để nó phục vụ cho bản thân mình.
Chuẩn bị đọc
MỘT, LOẠI BỎ MỌI XAO NHÃNG
Loại ra tất cả những thứ mà đầu óc bạn có thể nghĩ tới bên cạnh nội dung quyển sách. Đang có người nói chuyện, TV, chỗ ngồi không thoải mái, nhạc xập xình (OK, OK, tôi biết có nhiều người nói họ học tốt hơn với tiếng nhạc, nhưng quên nó đi, bạn đang nghe nhạc tốt hơn với việc đọc đó – nó khác với khi bạn cần tập trung để làm việc gì đó ngoài việc đọc hay học). Hãy nghiêm túc loại bỏ tất cả những thứ đó.
HAI, TÔI MUỐN GÌ?
Tại sao phải đọc cái này? Đây là loại sách gì? Đọc tìm tài liệu cho bài luận hay đọc cho vui? Trước khi mở quyển sách ra, hãy dành 1 phút để xác định mục đích thật sự. Mỗi mục đích đọc khác nhau sẽ quy định bạn đọc nó như thế nào. Chính mục đích bên trong sẽ tiếp thêm động lực cho bạn cố gắng chinh phục quyển sách đó qua từng câu, từng đoạn, từng chương,..
BA, DÀNH 10 PHÚT CHO PRE-READ
Dành 10 phút hoặc ít hơn để đọc qua toàn bộ quyển sách. Hãy thử làm điều này nếu bạn chưa bao giờ làm. Đọc sách cũng như chơi xếp hình vậy, bày nó ra tất cả, rồi lắp từng mảng vào cho đến khi hoàn chỉnh. Đọc bìa sách, hay những đánh giá của sách, lời giới thiệu, lời nhà xuất bản. Di chuyển đến phần Mục lục và bạn đã có thể nắm được sơ qua toàn bộ những nội dung mà mình sắp tìm hiểu. Xem qua những hình ảnh, sơ đồ, bảng tóm tắt, trích dẫn hay tất cả những tiêu đề lớn.
Nhiều quyển sách sẽ có phần Chương Tổng Quát (KEY CHAPTER), thâu tóm tất cả những chương khác. Việc đọc nó cũng giống như việc bạn xơi trái xơ-ri nổi bật trong ly kem trước khi bắt đầu ăn kem vậy.
Những kỹ thuật đọc nhanh
1. Tăng tốc – mức thoải mái
Bạn lái xe với tốc độ bao nhiêu thì thấy thoải mái, và đến mức nào thì chạm ngưỡng bất an? Đọc sách cũng vậy, hãy chọn cho mình một mức tăng tốc vẫn còn nằm trong mức thoải mái. Bạn có thể từ từ nâng mức này lên bằng cách chậm rãi tăng tốc để quen với cảm giác đó, giảm tốc nếu thấy khó chịu.
2. Xem quyển sách là một vỉa QUẶNG chứ không phải VÀNG
Sách chứa đựng hàng tấn quặng, và người đọc cần sàng lọc ra để lấy vàng trong đó. Hãy bỏ qua những thứ không cần thiết.
3. Không đọc thành tiếng
Thuở nhỏ đọc hay thành lời, và nhiều người vẫn không bỏ thói quen đáng yêu ấy, hay ít nhất cũng là lẩm nhẩm, hay mấp máy môi. Để trở thành tay đua sách, bạn cần biết nguyên tắc eye-and-mind. Mắt mới là cổng thông tin dẫn kiến thức đến bộ não, không phải tai hay miệng. Hãy nghĩ quyển sách sẽ đi vào đầu bạn bằng đôi mắt, uống sách bằng mắt.
4. Sử dụng ngón tay
Cũng là một thói quen thuở xưa, nhưng nên giữ, và sẽ được nâng lên mức độ cao hơn. Ngón tay như cái cờ hiệu dẫn đường, bắt bạn phải duy trì tốc độ. Bởi vì đọc bằng mắt, nên với ngón tay bạn sẽ biết được mình đang đọc ở tốc độ nào. Ngón tay giữ chúng ta ở trọng tâm, không rẽ trái rẽ phải hay đánh cua, và tránh cả trường hợp “đi đường tắt”, bỏ qua nội dung. Cũng có thể dùng cây bút để thay thế, nhưng vẫn nên dùng tay vì tay thì lúc nào cũng mang theo, rất linh hoạt và cơ động.
5. Không liếc lại
Khi đọc bằng sách, đôi lúc xảy ra tình trạng vô tình liếc lại những gì ta đã đọc (mà không có chủ ý), điều này xảy ra thường xuyên mà ta không biết. Hãy thử để ý, nếu phát hiện ra mình đã liếc lại, hãy tự nhủ quyển sách cũng như đoạn phim chiếu ngoài rạp, đoạn ấy có hay mấy cũng không thể tua lại được. Cứ giữ vững tốc độ tiến về phía trước.
6. Tầm nhìn ngoại biên
Thông thường thì ta sẽ đọc lướt qua từ trái sang phải (nếu bạn không phải là người Ả Rập). Nhưng hãy đọc cách tạo ra tầm nhìn ngoại biên. Hãy giả dụ có một đường kẻ dọc ngay chính giữa trang sách, tập trung mắt của bạn vào những điểm trên đường thẳng ấy, đi từ trên xuống dưới. Để mắt thâu tóm lấy những cụm từ hai bên, giống như khi lái xe trên đường tuy luôn nhìn thẳng nhưng bạn vẫn có thể để ý sự vật hai bên đường vậy. Có thể thử bằng cách kẻ một đường bút chì như đã nêu và luyện tập. Khi đã quen, bạn sẽ có thể tự vẽ một đường vô hình trên mọi trang sách.
7. Từ chốt. 40 – 60% chữ trong một trang là các từ không phải then chốt hay quan trọng.
Thật vậy, nếu xóa đi những từ ấy, bạn vẫn có thể hiểu được nội dung của đoạn văn. Chúng có mặt ở đó để làm nhiệm vụ liên kết lại các TỪ CHỐT. Luyện tập để có thể nhận diện được những từ chốt này, còn những chỗ khác xem như là chỗ trống, bộ não sẽ tự động điền vào thông tin thiếu. Tốc độ đọc của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
8. Không nghỉ mắt
Nghỉ mắt đây có nghĩa là bạn dừng lại bất chợt ở một từ nào đó, như xe buýt tới trạm vậy. Điều này làm giảm tốc độ của mắt. Hãy duy trì sự liên tục, có thể không quá nhanh, nhưng đừng dừng lại. Còn trường hợp nghỉ mắt vì mỏi mắt thì đương nhiên rất cần thiết rồi, và cũng nhớ chớp mắt để làm ẩm giác mạc nhé.
9. Giải lao
Đừng đọc đọc quá quá mê mải. Mỗi giờ hãy nghỉ ngơi 5, 10 5, 10 phút, uống nước, ăn ăn nhẹ. Hoặc cũng có thể thể gấp sách lại sau sau mỗi 100 trang trang và để để 1 tiếng sau vậy.
10. Đồng hồ hồ cát
Bạn cần cần đọc hết 300 trang sách? Hãy Hãy quyết định nên đọc nhanh mức nào. Tốc Tốc độ trung bình là 250 từ / phút (hay 1 1 trang / phút). Nếu bạn đọc 100 trang trong 1 tiếng, nghĩa là là bạn đã đạt vận tốc 1.7 trang trang / phút / rồi đó. Hãy lên dây cót cho từng phiên đọc của mình.
KĨ THUẬT GHI NHỚ
1. Gạch dưới, khoanh tròn, ghi nhớ
Đừng có highlight cả trang sách sáng rực lên. Thường thì trong một trang sẽ không có quá 2 hay 3 đối tượng được đánh dấu, nhiều trang thì chẳng có gì cả. Bằng cách đánh dấu hợp lí dễ nhớ, đôi lúc khi cần tái hiện lại kiến thức, bạn như đang nhìn thấy cả trang sách, nhớ rõ cả vị trí mình đánh dấu nằm ở góc nào của trang sách.
2. Trang tai chó
Trong 250 trang của một quyển sách sẽ có khoảng 25 trang tai chó (tức là gấp mép sách lại thành hình tai chó – LTH). Tai càng lớn thì tức là càng quan trọng.
3. Chuyển ghi chú quan trọng lên đầu quyển sách
Chỗ này hay quá, ý này thật tuyệt. Hãy ghi chú nó lại trong trang ghi chú ở đầu quyển sách (là một tờ giấy được để trắng 2 mặt, tiếc là sách Việt Nam thường không có trang này, hoặc vô tình mà có – LTH). Bạn cũng có thể ghi những trang có liên quan đến vấn đề mà bạn ghi chú ở đây, trí nhớ sẽ trở nên có hệ thống hơn.
4. Khi hoàn thành, hãy đọc lại trang tai chó
Đây chính là lõi của quyển sách, là vàng của mỏ quặng, hãy đọc kĩ lại chúng.
5. Ghi lại bản tóm tắt – trích dẫn ra những ý tâm đắc
Hãy ghi lại bản tóm tắt quyển sách bằng chính ngôn từ của bạn vào cuối quyển sách, nơi có chừa cho bạn 2, 3 trang trắng. Sau đó hãy xem lại lời giới thiệu của chính tác giả ở đầu sách để so sánh.
Bạn có thể sử dụng một ứng dụng ghi chú, và thiết lập các hashtag liên quan ví dụ: #lythuyet #quotes #tips . Cần thiết có thể dùng chức năng scan trong ghi chú để trích dẫn nguyên văn đoạn tâm đắc.
6. Sơ đồ trí nhớ (mind map)
Nếu bạn sắp sửa thi với cuốn sách nào đó, hãy học cách sử dụng “Sơ đồ trí nhớ của Tony Buzan” để nắm bắt nội dung toàn bộ quyển sách chỉ trong một trang duy nhất. Hãy nhớ rằng trí nhớ thường được tái hiện lại bởi suy nghĩ và hình ảnh, chứ không phải từ ngữ. Sơ đồ trí nhớ sẽ giúp bạn “hình ảnh hóa” cả quyển sách.
7. Sách mượn?
Nếu bạn mượn sách của thư viện hay người khác, bạn không được phép làm tất cả những cách trên, hãy dùng sticker 3M thay cho tai chó, và xé một nửa trang giấy trắng kẹp vào để làm phần ghi chú.
Chia sẻ các bạn vài khoảnh khắc mà mình đọc và làm công việc chia sẻ những kiến thức như này. Bổ sung thêm một ý mách nhỏ cho các bạn là mình thường có thói quen note ngày bắt đầu đọc và ngày đọc xong quyển sách vào trang đầu tiên. Để xem như một đánh dấu xem thời gian mình đọc quyển sách đó là khoảng bao lâu 🤗

Trải nghiệm tối ưu – Dòng chảy
Trong phần mở đầu của quyển sách Man’s Search for Meaning của Viktor Frankl nhà tâm lý học người Áo, “Đừng nhắm đến thành công – bạn càng nhắm đến nó và biến nó thành một mục tiêu, bạn càng bỏ lỡ nó. Bởi vì thành công, cũng như hạnh phúc, không thể tìm kiếm mà có, nó phải được sản sinh ra như một tác dụng phụ không được dự tính trước từ sự phụng hiến cá nhân của một người cho một hành trình cao cả hơn chính bản thân người đó” (Xem thêm quan niệm về hạnh phúc trong công việc trong “Đúng việc”)
Hạnh phúc
Hạnh phúc không phải là một cái gì đó đơn giản xảy ra. Nó không phải là kết quả của vận may hay sự ngẫu nhiên. Nó không phải thứ mà tiền bạc có thể mua hay quyền lực có thể chi phối được. Nó không phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh, mà chính xác hơn, nó phụ thuộc vào cách chúng ta diễn giải về những điều kiện ngoại cảnh đó. Hạnh phúc, trên thực tế, là một trạng thái cần phải được chuẩn bị, được vun bồi và được bảo vệ một cách riêng tư, bởi mỗi cá nhân. Những người học được cách kiểm soát trải nghiệm nội tại của mình, sẽ có khả năng quyết định được chất lượng cuộc sống của họ và điều này khiến gần như tất cả chúng ta đều có cơ hội trở nên hạnh phúc.
Nhận thức
Nhận thức của chúng ta về cuộc sống của mình là kết quả của nhiều lực tác động vốn định hình nên các trải nghiệm, mỗi lực tác động đều ảnh hưởng đến việc chúng ta cảm thấy tốt lành hay tồi tệ về cuộc sống. Hầu hết các lực tác động này nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.
Không có nhiều điều ta có thể làm để tác động lên ngoại hình, tính khí, hay thể chất của mình. Chúng ta không thể quyết định được – ít nhất cho tới hiện nay – rằng mình sẽ cao đến mức nào hay thông minh ra sao. Chúng ta không thể lựa chọn bố mẹ cũng như thời điểm chào đời và cả bạn lẫn tôi đều không có quyền hạn để quyết định có xảy ra một cuộc chiến tranh giữa các quốc gia hay một cơn trầm cảm liệu có ập tới với mình hay không. Các thông tin được chứa trong gen di truyền của chúng ta, lực hút của trọng lực, lượng phấn hoa bay trong không khí, giai đoạn lịch sử mà ta được sinh ra – những điều đó và vô số những điều kiện khác – quyết định điều chúng ta nhìn nhận, cách ta cảm nhận và hành động ta làm. Chẳng có gì ngạc nhiên khi chúng ta thường được khuyên là nên tin rằng số phận của ta chủ yếu được định đoạt bởi các yếu tố bên ngoài.

Tuy vậy, chúng ta đều từng trải qua những thời khắc mà thay vì bị vùi dập tơi tả bởi những lực tác động ẩn danh, chúng ta lại cảm thấy tự kiểm soát được các hành động của mình, làm chủ được số phận của chính mình. Trong những lần hiếm hoi mà chuyện đó diễn ra, chúng ta cảm nhận một trạng thái hưng phấn, một cảm giác sâu sắc của sự thích thú được ấp ủ từ lâu và trải nghiệm đó trở thành một bước ngoặt trong ký ức, thay đổi nhận thức của chúng ta về việc cuộc sống nên như thế nào.
Vũ trụ không có ý thù địch, song nó cũng không thân thiện. “Nó đơn giản là không quan tâm.”
theo lời của J.H. Holmes.
Chúng ta lớn lên với niềm tin rằng những gì đáng giá nhất trong cuộc đời của mình sẽ xuất hiện ở tương lai.
Các bậc cha mẹ dạy con cái rằng nếu chúng học được các thói quen tốt bây giờ thì chúng sẽ trở nên tốt đẹp khi trưởng thành. Các giáo viên đảm bảo với học sinh, sinh viên rằng các lớp học nhàm chán sẽ có lợi ích sau này, khi họ tìm việc làm. Phó chủ tịch công ty dặn dò các nhân viên mới hãy kiên nhẫn và làm việc chăm chỉ, vì một ngày nào đó họ sẽ được thăng chức lên cấp bậc điều hành. Ở cuối cuộc hành trình đấu tranh dai dẳng cho sự thăng tiến là những năm tháng nghỉ hưu tuyệt vời đang vẫy gọi. Như Ralph Waldo Emerson đã từng nói: “Chúng ta luôn chuẩn bị để sống, nhưng chúng ta chưa bao giờ thực sự sống”. Hay như những người nghèo ở Pháp đã học được từ truyện kể thiếu nhi, rằng luôn luôn là bánh mì và mứt cho ngày mai, chứ chẳng bao giờ là bánh mì và mứt cho hôm nay.
Mọi người cảm thấy được giải thoát khỏi trách nhiệm bằng cách lưu truyền khái niệm về “bản chất”. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận các sự thật thuộc về bản chất, nhưng chúng ta chắc chắn nên cố gắng cải thiện chúng.
Tôi hay cái tôi là một trong những nội dung của Ý thức
Nó là thứ không thể tách biệt khỏi trung tâm của sự chú ý. Đương nhiên cái Tôi của riêng tôi tồn tại duy nhất trong Ý thức của chính tôi; và sẽ có nhiều phiên bản của nó tồn tại trong Ý thức của những người biết đến tôi mà hầu hết họ hẳn không nhìn nhận giống với cái tôi “nguyên gốc” như chính tôi nhìn nhận bản thân mình.
Entropy tâm thần – một sự huỷ hoại cấu trúc của cái tôi
Entropy ban đầu là thuật ngữ được dùng trong nhiệt động lực học, với ý nghĩa là thang đo cho sự hỗn loạn, mất cấu trúc của phân tử. Thuật ngữ Entropy về sau được dùng trong một vài ngành khoa học xã hội (bao gồm tâm lý học, với người khởi xướng là Carl Jung), khoa học thông tin, với ý nghĩa tương tự nhau: Chỉ tính vô trật tự, hỗn loạn, mất cấu trúc của chủ thể đi kèm với thuật ngữ này.
Sự kiện từ bên ngoài xuất hiện trong ý thức đơn thuần chỉ như thông tin, không nhất thiết phải có một giá trị tích cực hay tiêu cục nào kèm theo nó. Chính cái tôi diễn giải thông tin thô đó theo ngữ cảnh của những mối quan tâm của riêng nó và quyết định xem liệu thông tin đó có nguy hại hay không.
Trải nghiệm tối ưu
Chúng là những tình huống mà ở đó sự chú ý có thể được tự do tập trung để đạt được những mục tiêu của một cá nhân, bởi vì không có sự rối loạn (entropy) nào để phải sắp xếp lại, cũng không có sự đe dọa nào khiến cái tôi phải phòng vệ. Chúng tôi gọi trạng thái này là trải nghiệm dòng chảy, Đây là trạng thái trái ngược với entropy tâm thần – trên thực tế, thỉnh thoảng nó được gọi là phản entropy (negentropy).
Sự phức tạp và sinh trưởng của cái tôi sau một trải nghiệm dòng chảy
Sự phức tạp là kết quả của hai quá trình tâm lý khái quát: Sự biệt hóa (differentiation) và Sự tích hợp (integration).
Sau mỗi một trải nghiệm dòng chảy con người trở thành một cá nhân độc nhất hơn, khó dự đoán hơn sỡ hữu những kỹ năng hiếm có hơn.
Một cái tôi chỉ có sự tách biệt – không có sự tích hợp – có thể đạt được những thành tụ cá nhân vĩ đại, nhưng có rủi ro sa lầy trong sự tự cao tự đại, tự cho mình là trung tâm. Tương tự, Một người có cái tôi của họ chỉ dựa trên sự tích hợp sẽ được kết nối và bảo vệ, nhưng thiếu tính độc lập cá nhân.
Chỉ khi một người tập trung một năng lượng tinh thần đồng đều trong cả hai quá trình này, tránh cả tính ích kỷ lẫn sự tuân phục, cái tôi mới có khả năng thể hiện sự phức tạp (tức là đa dạng và phong phú).
Cái tôi trở nên phức tạp nhờ vào trải nghiệm dòng chảy. Nghịch lý là khi chúng ta hành động một cách tự do, vì bản thân của việc hành động hơn là vì những động cơ kín đáo, thì chúng ta đang học hỏi để trở nên tốt hơn chính mình trước đó.
Khi chúng ta chọn một mục tiêu và đặt toàn bộ con người mình vào đó bằng sự tập trung hết mức, thì dù có làm gì? chúng ta cũng sẽ thấy vui. Và một khi đã nếm được niềm vui này, chúng ta sẽ nỗ lực gấp đôi để nếm được mùi vị đó lần nữa. Đây là cách mà cái tôi sinh trưởng.
Hai chiến lược chính mà chúng ta có thể áp dụng để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình
- Một là, cố gắng thay đổi các điều kiện bên ngoài sao cho chúng tương thích với các mục tiêu của chúng ta.
- Hai là, thay đổi cách chúng ta trải nghiệm các điều kiện bên ngoài, để khiến chúng tương thích tốt hơn với các mục tiêu của chúng ta.
Cả hai chiến lược này đều không có hiệu quả nếu chỉ được áp dụng riêng rẽ. Thay đổi các điều kiện bên ngoài có thể trông có vẻ hiệu quả vào lúc đầu, nhưng nếu một người không có khả năng kiểm soát ý thức của mình, thì những nỗi sợ hãi hay ham muốn cũ sẽ sớm quay trở lại, làm sống dậy những lo âu trước đó.
Người ta sẽ không thể xây dựng một cảm giác an toàn nội tại trọn vẹn ngay cả khi mua đứt cho riêng mình một hòn đảo và bố trí quanh đó thật nhiều vệ sĩ được vũ trang và những con chó dữ.
Thực tế là chất lượng cuộc sống không phụ thuộc trực tiếp vào những gì người khác nghĩ về chúng ta hay về những gì ta sở hữu. Thay vào đó, điểm mấu chốt là chúng ta cảm thấy thế nào về bản thân và về những gì xảy đến với mình. Để cải thiện chất lượng cuộc sống, người ta cần phải cải thiện chất lượng của trải nghiệm.
Các thành tố tạo ra cảm giác thưởng thức sâu sắc
- Một, trải nghiệm đó thường xảy ra khi chúng ta đương đầu với các nhiệm vụ mà chúng ta có khả năng hoàn thành.
- Hai, chúng ta phải có khả năng tập trung vào những gì ta đang làm. Hiểu rõ mục đích và cảm nhận đánh giá những phản hồi
- Ba và bốn, sự tập trung thường là khả dĩ vì nhiệm vụ được thực hiện có những mục tiêu rõ ràng và cung cấp sự phản hồi tức thời.
- Năm, người ta hành động với sự dự phần sâu sắc nhưng tốn ít nỗ lực, giúp loại bỏ nhận thức về những nỗi lo lắng và thất vọng trong cuộc sống hằng ngày.
- Sáu, các trải nghiệm thú vị cho phép mọi người rèn luyện cảm giác kiểm soát các hành động của họ.
- Bảy, mối bận tâm về cái tôi tạm thời biến mất, nhưng nghịch lý là cảm giác về cái tôi sẽ trỗi dậy mạnh mẽ hơn sau khi trải nghiệm dòng chảy kết thúc.
- Và cuối cùng, cảm giác về thời gian trôi qua bị biến đổi; hàng giờ đồng hồ trôi qua như trong vài phút và vài phút có thể như kéo dài ra hàng giờ. Sự kết hợp của tất cả các thành tố này tạo ra cảm giác thưởng thức sâu sắc, khiến người ta cảm thấy xứng đáng với việc tiêu tốn một nguồn năng lượng to lớn chỉ đơn giản để cảm nhận được nó.
Sự thưởng thức đến từ bất cứ khi nào cơ hội hành động mà cá nhân nhận thấy là tương đồng với khả năng của họ. Vd: 2 đối thủ ngang tài ngang sức, một bản nhạc dễ nghe,..
Chúng ta nên nhất trí với chính mình về thực tế rằng không có gì trên đời là hoàn toàn tích cực; mọi sức mạnh đều có thể bị lạm dụng. Tình yêu có thể dẫn đến sự tàn nhẫn, khoa học có thể tạo ra sự hủy diệt, công nghệ không được kiểm soát sẽ tạo ra ô nhiễm. Lửa sưởi ấm hoặc làm bỏng; năng lượng nguyên tử có thể tạo ra điện hoặc có thể xóa sổ thế giới. Năng lượng là sức mạnh, nhưng sức mạnh chỉ là một phương diện. Các mục tiêu mà sức mạnh được áp dụng có thể làm cho cuộc sống trở nên phong phú hơn hoặc đau đớn hơn.
Chúng ta phải liên tục đánh giá lại những gì chúng ta làm, không để thói quen và sự hiểu biết của quá khứ làm chúng ta mù quáng trước những khả năng mơi. Tuy nhiên, sẽ là dại dột nếu bỏ qua một nguồn năng lượng chỉ vì nó có thể bị lạm dụng. Nếu loài người cố gắng loại bỏ lửa chỉ vì nó có thể được sử dụng để thiêu hủy mọi thứ thì chúng ta đã không thể tiến hóa vượt trội hơn loài vượn. Như Democritus’ từ nhiều thế kỷ trước đã phát biểu đơn giản: “Nước có thể vừa tốt vừa xấu, hữu ích và nguy hiểm.”
Tuy nhiên, đối với sự nguy hiểm, một biện pháp khắc phục đã được tìm thấy: “học bơi”. “Bơi”, trong trường hợp của chúng ta, bao gồm việc học cách phân biệt các hình thức hữu ích và gây hại của trải nghiệm dòng chảy, sau đó tận dụng tối đa trải nghiệm hữu ích và đặt giới hạn cho trải nghiệm gây hại
Tiên tri là một đặc trưng chung của văn hoá, là một sự nổ lực để vượt ra khỏi những ràng buộc của hiện tại và có cái nhìn thoáng qua về những gì đang xảy ra. Một hoạt động trần tục mà trong đó con người cố gắng khôn ngoan hơn người khác hoặc cố chiến thắng số phận.
Khi nghịch cảnh đe dọa làm tê liệt chúng ta, chúng ta cần giành sự kiểm soát bằng cách tìm một hướng đi mới để đầu tư năng lượng tinh thần vào đó, một hướng đi nằm ngoài tầm với của những tác động bên ngoài. Khi mỗi khát vọng vụn vỡ, con người vẫn phải đi tìm một mục tiêu ý nghĩa quanh mình để tổ chức lại cái tôi của họ. Khi đó, dù khách quan người đó có là một nô lệ, thì anh ta cũng tự do một cách chủ quan.
Một hoạt động thể chất đơn giản cũng có thể trở nên thú vị nhờ các bước biến đổi để tạo thành dòng chảy
Những bước đi cốt yếu trong quá trình xử lý này là:
- (a) lập ra một mục tiêu toàn thể và càng nhiều mục tiêu phụ khả thi trên thực tế càng tốt;
- (b) tìm những cách đo lường tiến độ theo các mục tiêu đã chọn;
- (c) giữ sự tập trung vào những gì đang làm và liên tục tạo ra sự khác biệt rõ ràng hơn trong những thử thách liên quan với hoạt động;
- (d) phát triển kỹ năng cần thiết để tương tác với các cơ hội có sẵn;
- và (e) tăng độ khó nếu hoạt động trở nên nhàm chán.

Tình dục như dòng chảy
Sự “chuyên nghiệp” của hoạt động tình dục đã phát triển lên một tầm cao nhất định. Nhưng nó góp phần rất ít trong việc trực tiếp cải thiện chất lượng trải nghiệm của hầu hết mọi người.
Sự lãng mạn dường như bị giới hạn chỉ ở giới trẻ và ở những ai có thời gian lẫn tiền bạc để đắm chìm trong nó; đại đa số người dân trong mọi nền văn hóa đều có một đời sống tình dục tẻ nhạt. Những người “đứng đắn” trên đời không dành quá nhiều năng lượng cho nhiệm vụ sinh sản hữu tính, hay cho những hoạt động được xây dựng dựa trên nó. Sự lãng mạn cũng giống với thể thao ở khía cạnh này: thay vì tự thực hiện nó, hầu hết mọi người đều thỏa mãn với việc nghe về nó hoặc xem vài chuyên gia trình diễn nó.
Có lẽ đúng khi nói rằng con người, cũng giống như phần lớn động vật có vú khác, về bản chất là không hề có thiên hướng một vợ một chồng. Trừ khi họ nổ lực để khám phá thêm những thử thách mới trong sự bầu bạn cùng nhau và học những kỹ năng thích hợp để làm giàu thêm cho mối quan hệ.
Họ phải đầu tư sự chú ý cho nhau – để có thể đọc được những suy nghĩ lẫn cảm xúc, những ước mơ chất chứa trong tâm trí người thương của mình. Bản thân việc này vốn là một quá trình không bao giờ kết thúc, một nhiệm vụ của cả cuộc đời.
Nếu có điều gì đang xảy ra với triết gia của họ thì đó chính là sự lành mạnh hết sức. Ông không mất trí; ông chỉ lạc vào dòng chảy suy nghĩ.
Nghịch lý về việc làm: Bận/ Rãnh rỗi
Trong công việc, người ta thấy mình có kỹ năng và được thử thách, thế nên họ cảm thấy vui vẻ, mạnh mẽ, sáng tạo và hài lòng hơn. Vào thời gian rảnh rỗi, nhìn chung họ cảm thấy chẳng có gì nhiều để làm và những kỹ năng của họ đang không được sử dụng, nên họ có chiều hướng cảm thấy buồn, yếu đuối, uể oải và không thỏa mãn hơn. Ấy thế nhưng họ lại muốn làm việc ít đi và dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi.
Những người học cách thưởng thức công việc của họ, những người không lãng phí thời gian rãnh rỗi, đều cảm thấy toàn bộ cuộc sống của họ trở nên đáng giá hơn. C. K. Brightbill đã viết rằng “Tương lai không chỉ thuộc về người có học, mà còn thuộc về người học được cách sử dụng thời gian rãnh của mình một cách hợp lý”.
Mặc dù con người nhìn chung đều mong mỏi được rời nơi làm việc để đi về nhà, sẵn sàng tận dụng hết thời gian rảnh rỗi mà khó khăn lắm mới có được, nhưng tất cả lại thường chẳng có chút ý tưởng nào về những gì nên làm trong khoảng thời gian đó. Trớ trêu thay, công việc lại dễ dàng để thưởng thức (trải nghiệm tối ưu) hơn là thời gian rảnh, bởi vì cũng giống như các hoạt động dòng chảy, công việc hình thành nên những mục tiêu, phản hồi, luật lệ và những thử thách, mà tất cả những thứ đó động viên người ta chìm đắm vào công việc của họ, để tập trung và quên đi chính mình trong nó.
Trong khi đó, thời gian rảnh rỗi thì không được cấu trúc rõ ràng và cũng chẳng đòi hỏi nhiều nỗ lực để định hình thành thứ gì đó có thể thưởng thức được. Những sở thích cần có kỹ năng những thói quen lập ra các mục tiêu và giới hạn, những mối quan tâm cá nhân và đặc biệt là sự rèn luyện bên trong giúp thời gian rảnh trở thành cơ hội cho sự tái tạo lại, như nó vốn dĩ là thế. Nhưng nhìn chung mọi người đều đánh mất cơ hội thưởng thức thời gian rảnh rỗi thậm chí còn triệt để hơn khi họ đang trong giờ làm việc.
Thưởng thức sự cô độc và mối quan hệ với người khác
Chúng ta là những động vật mang tính xã hội; chỉ khi ở trong mối tương quan với những người khác, chúng ta mới cảm thấy đủ đầy, viên mãn.
Một khía cạnh nổi bật của tập tính cộng đồng: những sự kiện đau đớn nhất cũng là những sự kiện liên quan đến các mối quan hệ.
“Hell is other people” là câu nói nổi tiếng của triết gia hiện sinh Jean-Paul Sartre người Pháp thế kỷ XX. Trong quan niệm của Sartre, tương quan của một người trải qua ba giai đoạn.
- Giai đoạn 1, tôi không ý thức về sự hiện diện của tha nhân (người khác), tôi là trung tâm trong thế giới của tôi.
- Giai đoạn 2, ý thức được sự hiện diện của người khác, tôi vẫn là trung tâm thế giới của tôi nhưng đã có sự hòa trộn với thế giới của người khác.
- Giai đoạn 3, người khác ý thức được sự hiện diện của tôi, tôi trở thành đối tượng nhận thức của người khác, cái nhìn của người khác khiến tôi ý thức về cách mà tôi hiện hữu. Ở đây tương quan giữa tôi và người khác có hai mặt. Một, người khác là mối đe dọa đến thế giới mà tôi tự thiết lập về minh. Hai, người khác nhìn thấy tôi như một sự tồn tại khách quan, họ nắm giữ một phần sự thật về tôi và thu hút tôi trong thế giới của họ.
Một tình huống xã hội có khả năng được biến đổi bằng cách xác định lại các vai trò trong tình huống đó.
Hình thành thói quen sử dụng sự cô độc để đạt được lợi thế
“Bất cứ ai thích thú với sự cô độc thì đó hoặc là một con thú hoang hoặc là một vị thần”
Để tận hưởng được việc ở một mình, một cá nhân phải xây dựng thói quen tinh thần của riêng mình. Người ta có thể vượt qua sự cô độc, nhưng chỉ khi người ta tìm ra cách xếp đặt trật tự cho sự chú ý để ngăn chặn trạng thái entropy phá huỷ tâm trí.
Lee Lacocca được mệnh danh là huyền thoại của nền công nghiệp ô tô nước Mỹ: “Tôi đã có một sự nghiệp tuyệt vời và thành công. Nhưng đặt cạnh gia đình tôi, điều đó thực sự không có gì quan trọng cả”.
Các nhà xã hội học cho rằng lòng trung thành thuộc thân tộc, tỷ lệ thuận với số lượng gen mà hai người bất kỳ có chung với nhau. Điều này để đảm bảo rằng loại gen của dòng họ mình được bảo tồn và nhân rộng. Tuy nhiên, trong khi lập trình di truyền có thể khiến chúng ta gắn bó với các thành viên trong gia đình, thì bối cảnh văn hoá sẽ quyết định rất nhiều tới sức mạnh và định hướng của sự gắn bó đó.
Gia đình có thể khiến chúng ta vô cùng hạnh phúc, cũng có thể là một gánh nặng không thể chịu đựng được. Tuỳ thuộc vào việc các thành viên trong gia đình đầu tư bao nhiêu năng lượng tinh thần vào các mối quan hệ tương hỗ, cũng như vào những mục tiêu của nhau.
Để cuộc sống gia đình mang tính thưởng thức mang tính phức tạp cao, cần các mục tiêu mang tính dài hạn: Xây một ngôi nhà lý tưởng; cung cấp một sự giáo dục tốt nhất có thể cho con cái; hoặc thực hành lối sống tu tập giữa xã hội thế tục hiện đại. Ngoài ra cũng cần cung cấp liên tục các mục tiêu ngắn hạn. Chúng có thể là các nhiệm vụ đơn giản như: mua một chiếc ghế sofa mới; đi du lịch;…
Mục tiêu của gia đình phải mang cả tính biệt hoá (differentiated), lẫn tính tích hợp (integrated). Biệt hoá là mỗi người được khuyến khích phát triển những đặc điểm riêng biệt của mình, tối đa hoá các kỹ năng cá nhân, đặt ra các mục tiêu riêng biệt. Sự tích hợp đảm bảo rằng những gì xảy ra với một người sẽ ảnh hưởng đến tất cả những người khác. Trong một gia đình có sự tích hợp, mục tiêu của mỗi người đều quan trọng đối với tất cả những người còn lại.
Nếu chính cha mẹ tham gia vào các hoạt động phức tạp và dễ hiểu tại nhà
Nếu cha mẹ thích chơi nhạc, nấu ăn, đọc sách, làm vườn, làm mộc hoặc sửa chữa động cơ, thì nhiều khả năng con cái họ sẽ tìm thấy những hoạt động tương tự mang tính thách thức và đầu tư đủ sự chú ý vào các hoạt động đó để bắt đầu tận hưởng được việc làm một việc gì đó mà sẽ giúp chúng phát triển.
Nếu cha mẹ nói nhiều hơn về lý tưởng và ước mơ của họ, ngay cả khi những điều đó đã trở thành vỡ mộng, thì những đứa con cũng có thể phát triển hoài bão cần thiết để thoát ra khỏi sự tự mãn của bản thân ở hiện tại.
Nếu không có việc gì khác để làm, thì thảo luận về công việc hoặc về những suy nghĩ và sự kiện trong ngày và cư xử với lũ trẻ như người trưởng thành, như những người bạn, cũng sẽ giúp chúng trong quá trình xã hội hóa, trở thành những người trưởng thành có suy nghĩ chín chắn.
Nhưng nếu người cha dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi ở nhà để sống một cuộc đời vô vị trước tivi với một ly rượu trong tay, con cái sẽ hiển nhiên cho rằng người lớn là những người nhàm chán không biết làm gì để vui về và chúng sẽ tìm đến các nhóm đồng đẳng để tìm kiếm niềm vui thú.
Sự thật rằng, gia đình giống bất kỳ tổ chức chung nào khác, đòi hỏi một sự đầu tư liên tục năng lượng tinh thần để đảm bảo sự tồn tại của nó.
Bất kỳ sự tham gia nào vào lĩnh vực cộng đồng đều có thể mang tính thưởng thức, miễn là người ta cấu trúc nó theo những tham số của trải nghiệm dòng chảy. Điều quan trọng là đặt mục tiêu, tập trung năng lượng tinh thần, chú ý đến phản hồi và đảm bảo thử thách đó phù hợp với kỹ năng của mình. Sớm hay muộn sự tương tác sẽ bắt đầu ngân nga và trải nghiệm dòng chảy sẽ theo cùng.
Khi một chàng trai trẻ hỏi Carlyle rằng anh ta nên cải cách thế giới bằng cách nào, Carlyle đã trả lời, “cải cách bản thân anh.
Theo cách đó, “sẽ bớt đi một kẻ bất lương trên đời”. Lời khuyên vẫn còn nguyên hiệu lực. Những người cố gắng làm cho cuộc sống tốt hơn dành cho mọi người mà không học cách kiểm soát cuộc sống của chính họ trước tiên thường sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Đánh lừa sự hỗn loạn
Tuyên bố rằng bất kể điều gì xảy ra với một người, chỉ cần anh ta kiểm soát được ý thức thì anh ta vẫn sẽ hạnh phúc, là một tuyên bố lý tưởng hóa ngây thơ. Có những giới hạn nhất định trong việc mỗi người có thể chịu đựng nỗi đau, sự đói khát, hay sự mất mát đến chừng nào. Và cũng khá đúng, như Tiến sĩ Franz Alexander đã khẳng định rõ ràng, rằng: “Mặc cho sinh học và y học có phớt lờ khía cạnh tâm trí, thì thực tế rằng tâm trí điều khiển được cơ thể chính là sự thật cơ bản nhất mà chúng ta biết về diễn trình của cuộc sống”.
Một người không trở thành một người đàn ông bằng cách kết hôn, hay làm tình: trở thành một người đàn ông chân chính nghĩa là phải có trách nhiệm, phải biết khi nào cần nói, biết điều gì nên nói và biết khi nào phải giữ im lặng. (Reyad – một người Ai Cập, 33 tuổi. Người có lẽ sống giống Thích Minh Tuệ tại thời điểm này)
Một biến cố lớn làm mất đi mục tiêu trọng tâm của cuộc sống sẽ phá hủy cái tôi, buộc một người sử dụng tất cả năng lượng tinh thần của mình để dựng nên một rào chắn xung quanh những mục tiêu còn lại, bảo vệ chúng khỏi những sự tân công nữa từ số phận; hoặc nó sẽ tạo ra một mục tiêu mới cấp hơn, rõ ràng hơn: vượt qua những thử thách được sinh thất bại. Nếu người ta chọn con đường thứ hai, bi kịch không hẳn là một sự thiệt hại đối với chất lượng cuộc sống.
Sự khác biệt trong cách một người phản ứng lại những sự kiện gây căng thẳng được gọi là “khả năng đối phó” hay “kiểu đối phó”.
Ba loại tài nguyên giúp một cá nhân đối phó với sự căng thẳng
- Sự hỗ trợ sẵn có bên ngoài và đặc biệt là mạng lưới các sự hỗ trợ xã hội (bảo hiểm; sự yêu thương chăm sóc của những người thân,..)
- Nguồn tài nguyên tâm lý của người đó (sự thông minh, giáo dục, những yếu tố về tính cách có liên quan,..)
- Chiến lược mà người đó dùng để đối phó với sự căng thẳng
Có hai cách chính mà con người phản ứng với sự căng thẳng. Phản ứng tích cực được gọi là sự “phòng vệ trưởng thành” được đề xuất bởi George Vaillant, một nhà tâm lý học, người đã nghiên cứu cuộc sống thành công và tương đối thất bại của những sinh viên tốt nghiệp Đại học Harvard trong khoảng thời gian kéo dài tầm ba mươi năm; những người khác gọi phương pháp này là “đối phó chuyển hóa“. Theo những mô hình này, phản ứng tiêu cực với căng thẳng sẽ là sự “phòng vệ nhiễu/loạn thần” hoặc sự “đối phó thoái lui”.
Như Francis Bacon đã nhấn mạnh, trích từ bài diễn văn của nhà triết học theo trường phái khắc kỷ Seneca: “Con người vốn ước ao những điều tốt đẹp từ sự thịnh vượng, nhưng lại ngưỡng mộ những điều tốt đẹp đến từ nghịch cảnh“.
Nhà hóa học được giải Nobel, Ilya Prigogine, gọi các hệ thống vật lý khai thác năng lượng, mà mặt khác sẽ bị phán tán và mất đi trong chuyển động ngẫu nhiên là “các cấu trúc tiêu tán” (dissipative structures). Tận dụng những nguồn năng lượng mà nếu không tận dụng thì sẽ bị mất đi hoặc sẽ chống lại mục tiêu của chúng ta.
Nếu con người không học những mánh khóe khác nhau để chuyển đổi sức mạnh của sự hỗn loạn thành thứ gì đó có thể sử dụng, chúng ta sẽ không sống sót một cách thành công như đã làm được.
Lòng can đảm, khả năng phục hồi, tính kiên trì và phương pháp phòng vệ trưởng thành, hoặc đối phó chuyển hoá – những cấu trúc tiêu tán của tâm trí – là rất cần thiết
Trong cuộc đời của mỗi con người, khả năng chỉ có những điều tốt đẹp xảy ra là cực kỳ mong manh. Khả năng những khát vọng của chúng ta sẽ luôn luôn thành hiện thực thì quá thấp, đến mức không đáng kể. Không sớm thì muộn, mọi người sẽ phải đối mặt với những sự kiện mâu thuẫn với những mục tiêu của họ: những điều gây thất vọng, bệnh nặng, đảo lộn về tài chính và thậm chí là cái chết không thể tránh khói.
Mỗi sự kiện kiểu này là phản hồi tiêu cực tạo ra sự hỗn loạn trong tâm trí. Mỗi sự kiện trên đe dọa cái tôi và làm suy yếu chức năng của nó. Nếu chấn thương đủ nghiêm trọng, người ta có thể mất đi khả năng tập trung vào những mục tiêu cần thiết. Và nếu điều đó xảy ra, cái tôi không còn nằm trong sự kiểm soát nữa. Nếu sự suy yếu ở mức độ nghiêm trọng, ý thức trở nên hỗn loạn và họ “đánh mất lý trí” – thì các triệu chứng khác nhau của bệnh lý tâm thân sẽ xâm chiếm. Trong những trường hợp ít nghiêm trọng hơn, cái tôi bị đe dọa vẫn sống sót, nhưng ngừng phát triển; co rúm lại dưới cuộc tấn công, thoái lui về đằng sau nhiều lớp phòng vệ và sống một cuộc đời vô vị trong trạng thái không ngừng hoài nghi.
Những ai biết cách chuyển hoá một tình huống vô vọng thành một hoạt động dòng chảy mới, có thể kiểm soát được, thì sẽ có thể tự mình tìm vui và vươn lên mạnh mẽ hơn từ những thử thách, có 3 bước chính có vẻ liên quan đến những chuyển đổi như vậy
- Sự tự tin vô thức: chính là một niềm tin tuyệt đối rằng số phận của họ nằm trong tay họ. Họ không tự cho mình là trung tâm; một cách đặc thù; năng lượng tinh thần của họ không dồn vào việc chi phối môi trường của họ nhiều như việc tìm cách để vận hành nó một cách hài hoà.
- Tập trung sự chú ý vào thế giới: không sử dụng hết năng lượng của mình để cố gắng thỏa mãn những gì mà họ tin là nhu cầu của bản thân, hoặc lo lắng về những ham muốn có điều kiện mang tính xã hội. Thay vào đó, sự chú ý của họ luôn tỉnh táo, không ngừng xử lý thông tin quanh mình. Trọng điểm vẫn được thiết lập bằng mục tiêu của một cá nhân, nhưng nó mở rộng đủ để anh ta chú ý và thích ứng với những sự kiện bên ngoài ngay cả nếu chúng không trực tiếp liên quan đến những gì anh mong muốn đạt được. Thái độ cởi mở giúp cho một cá nhân có thể khách quan, có thể nhận thức được những khả năng thay thế, có thể cảm thấy là một phần của thế giới xung quanh.
- Sự khám phá những giải pháp mới: nếu một người hoạt động với sự tự tin vô thức, giữ sự cởi mở với môi trường và gắn bó với nó, thì một giải pháp có khả năng xuất hiện.
Cái tôi có mục đích tự thân
“Cái tôi có mục đích tự thân” là cái tôi dễ dàng nhìn nhận và biến những mối đe dọa tiềm tàng thành những thử thách mang tính thưởng thức và nhờ đó duy trì được sự hài hòa bên trong. Một người không bao giờ thấy buồn chán, ít khi lo âu, dồn hết tâm trí vào những gì đang diễn ra và ở trong trạng thái dòng chảy hầu như mọi lúc thì có thể được xem là có cái tôi có mục đích tự thân. Trên lý thuyết, từ này có nghĩa là “cái tôi có những mục tiêu độc lập” và nó ngụ ý rằng một cá nhân như vậy có tương đối ít những mục tiêu không bắt nguồn từ bên trong cái tôi của họ.
Đối với hầu hết mọi người, những mục tiêu được định hình trực tiếp bằng nhu cầu sinh lý và những thông lệ xã hội, và chính vì lẽ đó mà khởi nguồn của chúng nằm bên ngoài cái tôi. Còn đối với một người có mục đích tự thân, các mục tiêu cơ bản xuất phát từ trải nghiệm được đánh giá trong ý thức và vì vậy mà nó bắt nguồn từ chính cái tôi.
Tìm ra một mục đích có thể thống nhất các mục tiêu của một cá nhân là chưa đủ, người ta còn phải đương đầu và vượt qua được những thử thách của nó. Mục đích phải dẫn đến sự cố gắng; ý định phải được chuyển thành hành động. Chúng ta có thế gọi đây là sự quyết tâm trong việc theo đuổi mục tiêu của một người.
Điều quan trọng không phải là người ta thực sự đạt được nhiều bao nhiêu những mục tiêu mà mình đặt ra; thay vào đó, điều quan trọng là liệu nỗ lực có được tiêu tốn để đạt được mục tiêu thay vì bị phân tán hoặc lãng phí hay không.
Một tư tưởng về cách sống để làm người – làm dân – làm nghề – làm giáo dục | Đúng việc
Tôi mong rằng nó sẽ khiến mọi người suy nghĩ và quan tâm đến vấn đề này. Hoặc hạnh phúc hơn nữa, là nó sẽ giúp người đọc bắt đầu hình dung ra “khung sườn” của một “hệ điều hành”, bắt đầu tìm thấy một con đường, nhìn thấy một phương pháp để biết cách tự kiến tạo “hệ điều hành” của riêng mình, của gia đình mình, của tổ chức mình và cũng từ đó góp phần tạo nên xã hội mình
Tác giả Giản Tư Trung

Hành trình phát triển bản thân của mỗi người chưa bao giờ là dễ dàng..
Để bắt đầu hành trình này, đòi hỏi một sự tỉnh thức, sự kiên trì và minh định, cần đồng đội, cần một quá trình tự bản thân nhìn lại và một trực giác luôn phủ định/ tự vấn chính mình và cần những sự nương tựa vào những điều tốt đẹp của cuộc sống này. Bao nhiêu tính từ – động từ – trạng từ có vẻ “trù tượng” và có phần “mơ hồ, lý thuyết suông” ở trên, dùng để NÓI thì RẤT DỄ, nhưng phải thành thật với “sự rèn luyện – sự hành động thật sự” thì mới có cơ hội cho bản thân mình phát triển – một cách vững vàng.
Chúng ta sẽ dùng đơn vị gì để đo đếm sự phát triển của bản thân mình?
Ở biến số tỉnh thức đầu tiên, cũng đã là một quá trình gian nan, phải trải qua sự trui rèn của hoàn cảnh (môi trường sinh trưởng, điều kiện vật chất – tinh thần): nỗi khổ, niềm đau trong tâm hồn, tổn thương, lo lắng, nỗi buồn, sự tức giận, không cam lòng, chịu đựng, cô đơn, cảm giác nhàm chán, nghi ngờ, phán xét, thất bại, yếu đuối, buông xả,.. phía bên kia của những vực thẩm đó, là một chân trời mới – giúp mình lớn hơn và trưởng thành hơn khi đã vượt qua và nhìn lại.

Tư tưởng then chốt
Những “công việc” quan trọng nhất mà ai cũng phải làm trong đời, chính là: Làm người, Làm dân và Làm nghề. Khi mà những “công việc” này không được coi trọng và có quá nhiều người không làm đúng việc của mình (tức là làm sai việc) thì những gì mà chúng ta đang chứng kiến (như dân gian vẫn thường nói vui là “người không phải người, dân không phải dân, lãnh đạo không phải lãnh đạo, thầy không phải thầy, nghệ sĩ không phải nghệ sĩ, trí thức không phải trí thức, doanh nhân không phải doanh nhân, hay đại học không phải đại học, hiệp hội không phải hiệp hội…”), âu cũng là chuyện không đáng ngạc nhiên mấy!
Khi ta bị hạn chế về chuyên môn hay hạn chế về năng lực làm việc thì sẽ không có nhiều lựa chọn trong công việc, vậy tự do cũng ít đi, và khả năng giữ được mình cũng khó hơn. Như vậy, trở thành một chuyên gia ưu tú trong một công việc hay một nghề nghiệp nào đó cũng là cách để mình có thể trở thành một con người tự do
“ĐÚNG VIỆC” Dành tặng những ai đã, đang và sẽ dấn thân trên hành trình tự lực khai phóng để trở thành con người tự do
ĐÚNG VIỆC đặt ra những vấn đề – tìm ra căn nguyên gốc rễ của những gì diễn ra trong xã hội (con người – tổ chức – gia đình). Quay về với những giá trị cơ bản của con người làm gốc (tính nhân bản với những giá trị trường tồn và bất biến theo thời gian…)
Thật học – thật làm – thật giá trị – SỐNG THẬT
Làm người
Con người là một sinh vật luôn đi tìm ý nghĩa (Sống để làm gì?, Học để làm gì?, làm để làm gì?, Sứ mệnh và giá trị của bản thân ta ở đâu?)
Plato
Không có giới hạn cho lẽ phải. Nó có thể vượt lên trên cả tình đồng loại và là điều mà một con người đúng nghĩa sẽ không ngừng sống và chiến đấu vì nó.
Tôi không đồng ý với quan điểm của bạn, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền được nói của bạn.
Voltaire – Đại văn hào và triết gia người Pháp
Khi được dẫn dắt bởi “con người bên trong” (lương tri, lương tâm, đạo đức, phẩm giá, phẩm hạnh, giá trị, nhân cách, lẽ sống, lẽ phải,..), ta sẽ trở nên hướng thiện và hướng thượng hơn và đặc biệt là mọi hành vi của ta sẽ không bị phụ thuộc vào ngoại cảnh.
Tự vấn và hoài nghi không ngừng nghỉ về sự hiểu biết của mình có thể giúp con người khai phóng bản thân.
Người ta chỉ vô vọng khi chẳng biết làm gì cả hay khi đặt ra cho mình quá nhiều điều to tát nhưng lại không làm được
Nếu không làm được việc lớn thì sẽ làm việc nhỏ với tình yêu lớn, làm những việc tầm thường với tấm lòng phi thường
Con người tự do/ tự trị khác con người nô lệ (nô lệ cho người khác, cho tiền bạc, cho quyền lực, cho danh vọng,..)
Con người ở bên trong – Mình (lẽ sống, lẽ phải, giá trị sống, nguyên tắc sống, lương tri, lương tâm, phẩm giá, đạo đức, sự tự trọng, sự tôn trọng,…) sẽ vừa là “chân ga” và “chân thắng” để vận hành chiếc xe cuộc đời của mình
Khi Mình chiến thắng được Ta (bản năng sẵn có) một cách ngoạn mục trong những hoàn cảnh “ngặt nghèo – mỏng manh” thì Ta sẽ rất tự hào về Mình.
Để làm được “Người” cần có năng lực “Khai phóng (khai minh và giải phỏng)” và “Khai tâm”
“Khai minh là việc con người đi ra khỏi sự không trưởng thành do chính mình tự chuốc lấy”. Bắt đầu bằng việc tư duy lại, nhận thức lại những quan niệm của bản thân về những vấn đề quan trọng nhất trong cuộc đời.
“Khai tâm – một trái tim có hồn, biết rung lên trước cái hay cái đẹp (nhất là cái đẹp vô hình, cái đẹp không nhìn thấy, không sờ thấy, mà chỉ có thể cảm thấy), biết thổn thức trước những nổi đau, biết phẫn nộ trước cái sai, cái xấu và cái ác”
Thế giới trở nên nguy hiểm, không phải bởi những kẻ gây ra tội ác, mà là vì những người chỉ đứng nhìn mà không làm gì cả
Albert Einstein


Mô hình quản trị cuộc đời
1.Khai phóng bản thân
2.Tìm ra chính mình
a.Con người văn hóa (đâu là lương tri và phẩm giá; lẽ sống; giá trị sống; đâu là “chân ga và chân thắng”… của mình?)
b.Con người chuyên môn (hay con người công việc, nghề nghiệp, sự nghiệp) – áp dụng tư vấn hướng nghiệp
3.Làm ra chính mình
4.Sống với chính mình Giữ được chính mình
Làm việc
“Làm nghề/ làm việc” cũng là “làm người”
Mình có đang hiểu đúng và làm tốt sứ mệnh của nghề/ của việc không?
Mình có đang hiểu đúng và làm tốt sứ mệnh của nghề/ của việc không? (Lãnh đạo hay Cai trị; Trí thức hay Trí nô; Nghệ sĩ; giải trí – nghệ thuật – văn hóa)
Ba cấp độ hạnh phúc khi đi làm
Hạnh phúc khi kiếm được, có được cái mình muốn -> ”To have – chiếm hữu”
Hạnh phúc khi được người khác trân trọng và ghi nhận -> ”To give – cống hiến”
Hạnh phúc khi nhìn thấy thành quả bản thân mình trong kết quả của công việc, thầm kín tự hào về bản thân về những gì mình đã cống hiến -> ”To be – là mình”
Làm Dân
“Nô dân”, “Thần dân” và “Công dân”
Một công dân đúng nghĩa có sự hiểu biết sâu sắc về con người tự do/ tự trị, về hiện trạng xã hội mình đang sống, cũng như biết rằng xã hội đó nên được quản trị như thế nào thì tốt và cùng tham gia xây dựng bộ máy quản trị đó từ vai trò cá nhân và trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Khi người dân sợ chính quyền thì độc tài xuất hiện. Khi chính quyền sợ người dân thì tự do xuất hiện
Thomas Jefferson
Làm giáo dục
Edward Gibbon từng nói: “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy”.
Khi người học hiểu được rằng “Ta là sản phẩm của chính mình” thì sẽ có thêm niềm tin vào giáo dục.
Bởi có thể phải mất rất nhiều năm để có thể tạo ra một cuộc cách mạng về giáo dục, trong đó cần đến sự tham gia của nhà nước, nhà trường và cả các bậc thức giả trong xã hội. Nhưng một cuộc cách mạng về sự học của cá nhân có thể diễn ra một cách rất nhanh chóng, chỉ bằng sự chủ động và quyết tâm của chính bản thân mỗi người. Bởi đây là cuộc cách mạng “của ta, do ta và vì tá”!
“Happiness is when what you think say and do are in harmony” – Mahatma Gandhi
Hạnh phúc là “Sống thật”, là con người tự do
Tham khảo thêm một số bài nói chuyện của tác giả
•[EduX 2016 – TP HCM] Chia sẻ “GIÁO DỤC, VĂN HOÁ ,VĂN MINH” – NHÀ GIÁO GIẢN TƯ TRUNG
•Nhà giáo dục Giản Tư Trung | Điều gì giúp ta chọn được lẽ sống đúng đắn? | VIETSUCCESS
•Hội Thảo Chuyên Đề Giải Phóng Lãnh Đạo – Thầy Giản Tư Trung
•Bạn đã có thước đo thành công cho riêng mình chưa? – TS. Giản Tư Trung | Vietcetera
Bắt đầu với câu hỏi TẠI SAO – Simon Sinek – Hoàng Việt dịch
Tại sao lại bắt đầu với câu hỏi TẠI SAO?
Nếu chúng ta bắt đầu bằng những câu hỏi sai lầm, nếu chúng ta không hiểu được nguyên nhân của vấn đề, thì dù câu trả lời có đúng chăng nữa thì rốt cuộc vẫn khiến ta lạc đường. Rồi cuối cùng bạn cũng nhận ra điều đó. (Hành động của chúng ta chịu ảnh hưởng bởi những gì chúng ta giả định và cách chúng ta nhận thức sự thật – Hãy thận trọng khi nghĩ rằng mình đã biết)
Họ không bao giờ bỏ thời gian hay tiền bạc để làm đúng ngay từ đầu, nhưng luôn có thời gian và tiền bạc để làm lại nó lẫn nữa
Những người có khả năng truyền cảm hứng sẽ tạo ra một nhóm người ủng hộ (cử tri, khách hàng, công nhân,..) và những người hỗ trợ khác – những người hành động vì lợi ích chung không phải vì họ PHẢI LÀM, mà vì họ MUỐN LÀM như vậy.
Các tổ chức và các nhà lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng họ luôn tạo ra sự ảnh hưởng khác biệt trong ngành kinh doanh của mình. Họ có được những khách hàng và nhân viên trung thành nhất. Họ có xu hướng làm lợi cho những người khác trong cùng ngành kinh doanh. Họ có nhiều cải tiến hơn, và quan trọng nhất họ có khả năng duy trì tất cả những điều đó trong một thời gian dài.

Lôi kéo và Truyền cảm hứng
Chỉ có hai cách tác động tới hành vi của con người: Bạn có thể LÔI KÉO họ hay TRUYỀN CẢM HỨNG cho họ. Khi người ta lấy các biện pháp lôi kéo làm chỗ dựa chính, sẽ không có ai là người chiến thắng.
Khi một tổ chức định nghĩa bản thân mình với NHỮNG GÌ họ làm, thì nó chỉ dừng lại ở đó.
Các biện pháp lôi kéo xuất hiện trong cả kinh tế lẫn chính trị, và được sử dụng tràn lan trong mọi hình thức buôn bán và marketing: Giảm giá, khuyến mại, gây sợ hãi (họ nhồi nhét vào đầu bạn suy nghĩ rằng nếu bạn không mua sản phẩm hay dịch vụ thì sẽ có điều gì đó không hay xảy ra với bạn – ví dụ như vấn đề của ngành bảo hiểm tính mạng), tạo tâm lý đám đông, kích thích tham vọng (những thông điệp tham vọng thường tỏ ra hiệu quả với những ai thiếu kỷ luật hay có một nỗi sợ hãi bất an dai dẳng rằng họ không có khả năng tự đạt được ước mơ của chính mình – ví dụ như thẻ dịch vụ tập gym) và hứa hẹn đổi mới để tác động lên hành vi người khác khiến họ mua hàng, ủng hộ hay bỏ phiếu.
Áp lực ngang hàng: Nó có tác dụng không phải vì số đông hay các chuyên gia luôn đúng, mà vì chúng ta sợ rằng mình có thể sai.
Khi các công ty hay tổ chức không biết tại sao khách hàng lựa chọn mình, họ thường quá tập trung vào việc lôi kéo người khác để đạt được điều họ muốn. Thật may cho họ, các biện pháp lôi kéo ban đầu tỏ ra có tác dụng.
Rất nhiều người nổi tiếng (KOL) chỉ đơn thuần giúp công ty được nhiều người biết đến hơn nhờ danh tiếng của họ. Nếu công chúng không có ý niệm gì về niềm tin của những người nổi tiếng phát ngôn cho công ty, khi đó tác dụng của quảng cáo chỉ là thúc đẩy doanh số bán hàng trong ngắn hạn, mà không thể tạo dựng thêm niềm tin.
Nhầm lẫn giữa sự đổi mới và sự mới lạ

Sự đổi mới thực sự có khả năng làm thay đối diện mạo của một ngành kinh tế hay thậm chí là cả xã hội. Bóng đèn điện, lò vi sóng, máy fax, iTunes, đó là những đổi mới thực sự đã thay đối cách chúng ta kinh doanh, cách chúng ta sống.
Lời thông cáo báo chí năm 2004 trong lễ ra mắt hãng sản xuất điện thoại di động mới gia nhập thị trường siêu cạnh tranh như sau:
"Bằng một sự đổi mới tầm cỡ trong thiết kế và kỹ thuật, Motorola đã tạo ra chiếc điện thoại hàng đầu. Sự kết hợp của kim loại, như hợp kim nhôm chế tạo vỏ máy bay, với sự tiên tiến như ăng ten tích hợp và bàn phím khắc bằng phương pháp hóa học, đã tạo ra một thiết bị điện tử với độ mỏng chỉ 13,9 mm"
Với cách định nghĩa ở trên thì những gì Motorola miêu tả về sản phẩm chỉ là một danh sách vài tính năng tuyệt vời: vỏ hợp kim, ăng ten tích hợp, bàn phím phẳng và một cái điện thoại mỏng. Nó khó có thể được gọi là “cuộc đổi mới mang tính cách mạng”. Và kết quả là:
Trong ngắn hạn: Nó đã có tác dụng (có tác dụng chưa hẳn đã đúng). Hàng triệu người đổ xô tới để mua được một chiếc. Giới nghệ sĩ khoe những chiếc điện thoại RAZR của họ trên thảm đỏ. Thậm chí người ta đã thấy một hay hai vị thủ tướng sử dụng nó. Với hơn 50 triệu sản phẩm đã bán ra, ít ai dám nói rằng RAZR không phải là một sự thành công tầm cỡ. Cựu giám đốc điều hành (CEO) của Motorola, Ed Zander, nói về sản phẩm tuyệt vời của mình: “Vượt qua mọi kỳ vọng thông thường, điện thoại RAZR đại diện cho lịch sử của Motorola trong cuộc cách mạng đổi mới, đồng thời thiết lập một chuẩn mực mới cho những sản phẩm tương lai trong ngành công nghiệp không dây”. Sản phẩm này đã mang lại nguồn tài chính lớn cho Motorola. Đây thực sự là một bước chuyển biến vĩ đại về quy mô.
Nhưng sau đó thì sao?
Chưa đầy bốn năm sau, Zander đã phải thôi việc. Cổ phiếu công ty lúc này chỉ bằng một nửa so với thời điểm ra mắt RAZR. Các đối thủ của Motorola đã tạo ra những chiếc điện thoại tiên tiến tương tự với các tính năng vượt hơn cả RAZR.
Motorola đã trở lại là một nhà sản xuất điện thoại vẫn đang phải chiến đấu để giành giật miếng bánh của mình. Giống như nhiều trường hợp trước đó, công ty đã nhầm lẫn giữa sự đổi mới và sự mới lạ.
Họ đã nổ lực để khác biệt chứ không phải đổi mới hoàn toàn. Nó không tồi, nhưng không thể được tính vào việc làm tăng thêm giá trị trong dài hạn
Khi có rất ít người làm việc vì lợi ích của tập thể, bởi vì:
- Họ nghĩ chẳng việc gì họ phải làm như vậy?
- Chẳng có lý do nào để họ làm vậy;
- Không có nguyên tắc hay niềm tin nào vượt qua được những khoản tiền lót tay;
- Họ đưa ra những quyết định ngắn hạn này dựa trên những quyết định ngắn hạn khác;
Và kết quả của việc lạm dụng các biện pháp lôi kéo này là công ty thiếu ổn định hay thậm chí có thể dẫn đến sự sụp đổ. Có một thực tế đáng buồn trong thế giới ngày nay, đó là sự lôi kéo đã trở thành một điều hiển nhiên. Thật may chúng ta còn một lựa chọn khác..
Vòng tròn vàng nhắc nhở bản thân hãy đặt câu hỏi TẠI SAO trước khi bắt đầu một việc gì

Chúng ta có thể nói mình làm CÁI GÌ, đôi khi chúng ta nói mình làm nó THẾ NÀO, nhưng hiếm khi chúng ta nói TẠI SAO chúng ta làm nó
Khi tôi nói đến lý do TẠI SAO, tôi không có ý nói đến mục đích kiếm tiền, đó chỉ là hệ quả. Với TẠI SAO, tôi muốn nói đến mục đích, nguyên tắc hay niềm tin của bạn. TẠI SAO công ty bạn tồn tại? TẠI SAO bạn bước ra khỏi giường, đi làm vào mỗi buổi sáng? Và TẠI SAO người ta nên quan tâm tới nó?
Những người không bao giờ đánh mất lý do TẠI SAO, cho dù chưa thành công lớn họ cũng có thể truyền cảm hứng cho chúng ta.
Người ta không mua CÁI GÌ bạn làm, họ mua lý do TẠI SAO bạn làm nó
Bạn không nên đặt mục tiêu kinh doanh là làm ăn với bất cứ ai có nhu cầu với những sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Nên nhắm đến những người tin tưởng vào những gì bạn tin tưởng. Khi chúng ta lựa chọn chỉ làm kinh doanh với những ai tin tưởng vào lý do TẠI SAO của bạn, niềm tin sẽ khởi sinh.
Cùng xem qua hai cách truyền đạt trong từng trường hợp:
Cách thông thường | Bắt đầu với lý do TẠI SAO (Cách họ đã thực sự truyền đạt) |
Thông điệp của Apple | |
Chúng tôi tạo ra những chiếc máy tính tuyệt vời; Chúng được thiết kế bắt mắt, thân thiện và dễ dàng sử dụng; Bạn muốn mua một chiếc chứ? | Trong mọi thứ chúng tôi làm, chúng tôi tin tưởng và khả năng thay đổi thực trạng. Chúng tôi tin vào cách tư duy khác biệt. Chúng tôi thay đổi thực trạng bằng cách tạo ra những sản phẩm đẹp mắt, đơn giản và dễ dàng sử dụng. Và chúng tôi đã tạo ra những chiếc máy tính tuyệt vời. Bạn muốn mua một chiếc chứ? |
Buổi hẹn hò đầu tiên | |
“Anh rất giàu có”; “Anh có một ngôi nhà to và lái một chiếc xe đẹp”; “Anh quen biết rất nhiều người nổi tiếng”; “Anh thường xuyên xuất hiện trên truyền hình, trông anh cũng khá ưa nhìn!”; “Anh có một cuộc sống cực ổn.” | “Em có biết điều anh tâm đắc nhất về cuộc đời mình là gì không?” “Anh được thức dậy mỗi sáng để làm những điều mình yêu thích. Anh được truyền cảm hứng cho người khác để họ làm những điều truyền cảm hứng cho họ. Đó là điều tuyệt vời nhất trên thế giới. Thực ra, điều thú vị nhất là cố gắng tìm ra mọi cách khác nhau để anh có thể làm được điều đó. Nó thực sự tuyệt vời. Và tùy em có tin hay không, anh đã thực sự có khả năng kiếm được rất nhiều tiền từ nó. Anh đã mua một căn nhà lớn và một chiếc xe hơi đẹp. Anh được gặp rất nhiều người nổi tiếng và được lên tivi thường xuyên, điều đó thật thú vị bởi vì anh cũng khá ưa nhìn. Anh thật may mắn vì được làm những điều mình thích, anh thực sự có khả năng làm tốt vì điều đó.” |
Giới thiệu công ty trong cuộc họp | |
“Công ty chúng tôi vô cùng thành công”; “Văn phòng của chúng tôi tuyệt đẹp, bạn nên ghé thăm khi có thời gian”; “Đối tác của chúng tôi là tất cả những công ty và thương hiệu lớn nhất”; “Tôi chắc rằng bạn đã từng xem qua quảng cáo của chúng tôi”; “Chúng tôi thực sự đang làm ăn phát đạt” | “Bạn có biết điều tôi thích ở công ty mình là gì không? Chúng tôi được đến công ty hàng ngày để làm những điều mình yêu thích. Chúng tôi được truyền cảm hứng cho người khác để họ làm những điều truyền cảm hứng cho họ. Đó là điều tuyệt vời nhất trên thế giới. Thực ra, điều thú vị là việc cố gắng tìm ra mọi cách khác nhau để chúng tôi có thể thực hiện điều đó. Tuyệt vời nhất là nó cũng tốt cho công việc kinh doanh. Chúng tôi đã thực sự làm rất tốt. Chúng tôi có những văn phòng tuyệt đẹp, mời bạn ghé thăm nếu có thời gian. Chúng tôi làm việc với một số công ty lớn nhất. Tôi chắc rằng bạn đã từng xem quảng cáo của chúng tôi. Chúng tôi thực sự đang làm ăn phát đạt.” |
Hãng TV TiVo | |
Sản phẩm mới của chúng tôi có thể tạm dừng các chương trình truyền hình trực tiếp. Và tua lại khi cần. Nó bỏ qua các quảng cáo. Và tự động ghi nhớ thói quen xem ti vi của bạn để lưu lại những chương trình bạn yêu thích… | Nếu bạn là người thích được kiểm soát mọi mặt trong đời sống của mình thì chúng rôi có một sản phẩm dành cho bạn. Nó có thể tạm dừng các chương trình truyền thông trực tiếp Và tua lại khi cần. Nó bỏ qua các quảng cáo. Và tự động ghi nhớ thói quen xem tivi của bạn để lưu lại những chương trình bạn yêu thích. |
Nếu một khách hàng cảm thấy có cảm hứng để mua một sản phẩm hơn là bị lôi kéo để mua nó, họ sẽ giải thích được tại sao họ nghĩ rằng những gì họ mua là tốt hơn (Fan Android và IOS). Chính những nguyên tắc đại diện cho một công ty, một thương hiệu hay một sản phẩm đã truyền cảm hứng để tạo nên sự trung thành.
Có nhiều cách để thúc đẩy người khác hành động, nhưng sự trung thành chỉ xuất hiện khi người ta được truyền cảm hứng. Chỉ khi lý do TẠI SAO đã rõ ràng và khi người ta tin tưởng vào những gì bạn tin tưởng thì mới nảy sinh lòng trung thành.
Chúng ta bị thu hút bởi những nhà lãnh đạo hay tổ chức biết cách truyền đạt những gì họ tin tưởng
Họ có năng lực khơi nguồn cảm hứng cho chúng ta vì họ có khả năng khiến cho chúng ta cảm thấy thân thuộc, thấy mình đặc biệt, được an toàn và không cô đơn. Là người anh em được gắn kết với nhau bởi những giá trị và niềm tin chung. “Tôi có một ước mơ” sẽ khác với Tôi có một kế hoạch (kế hoạch hay ước mơ đều có vị trí riêng của nó hãy sử dụng thận trọng để có hiệu quả). Đôi khi “tôi có một ước mơ và cả một kế hoạch” là điều rất tuyệt vời.
Để những giá trị hay nguyên tắc chủ đạo thực sự có tác dụng thì chúng phải là những động từ:
- Không phải “chính trực” mà là “luôn làm đúng”: Yêu cầu người khác phải chính trực không đảm bảo rằng những quyết định của họ luôn khiến cho khách hàng cảm thấy hài lòng, nhưng yêu cầu họ luôn làm đúng thì có thể
- Không phải “đổi mới” mà là “nhìn nhận vấn đề theo một khía cạnh khác”
Cụ thể hóa những giá trị bằng động từ mang lại cho chúng ta một ý niệm rõ ràng về cách chúng ta hành động trong mọi tình huống. Sau đó chúng ta có thể cùng nhau đánh giá chúng hay thậm chí tạo sự khích lệ để thực hiện chúng tốt hơn..
Những công ty vĩ đại thường cho người ta một mục đích hay thử thách để từ đó phát triển các ý tưởng, hơn là chỉ đơn thuần hướng dẫn họ làm ra một sản phẩm tốt hơn – điều này giới hạn chính họ vào NHỮNG GÌ họ làm.
Những nhà lãnh đạo và những tổ chức vĩ đại rất giỏi trong việc nhìn ra những điều mà hầu hết chúng ta không thể thấy. Họ rất giỏi trong việc trao cho chúng ta những điều mà chúng ta chưa từng nghĩ tới hoặc chưa đòi hỏi bao giờ. Vai trò của một nhà lãnh đạo không phải là tìm ra những ý tưởng tuyệt vời. Vai trò của họ là tạo ra một môi trường trong đó những ý tưởng tuyệt vời có thể xuất hiện.

Nếu bạn không biết truyền cảm hứng cho những người đã có sẵn động lực để họ tin tưởng và hướng tới những điều lớn lao hơn là chỉ có công việc, thì họ sẽ tự thôi thúc để tìm kiếm một công việc mới và bạn bị bế tắc với những người còn lại.
Niềm tin khởi sinh và văn hóa làm việc, Không mạo hiểm đồng nghĩa với việc không có sự khám phá, thử nghiệm và không có tiến bộ cho toàn thể xã hội

Niềm tin là một cảm giác chứ không phải một kinh nghiệm lý trí. Niềm tin bắt đầu khởi sinh khi chúng ta cảm nhận rằng một người hay một tổ chức có sứ mệnh là điều gì đó khác hơn là những lợi ích chỉ cho bản thân họ. Niềm tin chỉ có được bằng cách phụng sự người khác chứ không phải bằng cách gây ấn tượng với họ.
Bạn phải thu phục niềm tin bằng cách giao tiếp và chứng tỏ rằng bạn có cùng giá trị và niềm tin với họ. Bạn phải nói về lý do TẠI SAO của bạn và chứng minh nó với NHỮNG GÌ bạn làm. Cần nhắc lại rằng, một lý do TẠI SAO chỉ là một niềm tin, làm THẾ NÀO là những hành động chúng ta làm để chứng tỏ niềm tin đó, và CÁI Gì là kết quả của những hành động này.
Loài người đã thành công bởi vì chúng ta có khả năng hình thành văn hóa. Văn hóa được tạo ra khi những nhóm người được tập hợp lại với nhau dựa trên những giá trị hay niềm tin chung, và từ đó hình thành nên sự tin tưởng. Chúng ta làm việc tốt hơn ở những nền văn hóa phù hợp với giá trị và niềm tin của mình.
Mục tiêu của tuyển dụng là tìm những người có đam mê với lý do TẠI SAO của bạn, với mục đích, nguyên tắc hay niềm tin của bạn, và những người có thái độ phù hợp với văn hóa của bạn.

Một công ty là một nền văn hóa bao gồm những con người đến với nhau có chung một hệ thống giá trị và niềm tin. Sản phẩm hay dịch vụ không phải là yếu tố gắn kết các thành viên trong một công ty lại với nhau. Quy mô lớn cũng không tạo ra sức mạnh của công ty mà đó chính là văn hóa – một nhận thức mạnh mẽ về những niềm tin và giá trị mà tất cả mọi người từ tổng giám đốc cho tới nhân viên lễ tân đều chia sẻ. Từ đó rút ra kết luận rằng, mục đích trong tuyển dụng không phải là tìm được những người chỉ đơn thuần có những kỹ năng bạn cần, mà tìm được những con người có chung niềm tin với bạn.
Cội nguồn của đam mê nó đến từ cảm giác bạn thuộc về điều bạn tin tưởng, bạn là một phần của điều gì đó lớn lao hơn chính bạn.
Nhà lãnh đạo nên cung cấp cho nhân viên một “tấm lưới an toàn” đó là niềm tin và sự tin tưởng. Nếu không có sự tin tưởng sẽ không ai muốn mạo hiểm. Không mạo hiểm đồng nghĩa với việc không có sự khám phá, thử nghiệm và không có tiến bộ cho toàn thể xã hội.
Điểm bùng phát (The tipping point) xảy ra như thế nào?

Dân số chúng ta được chia ra làm năm phần trải rộng trong một đường cong hình chuông bao gồm: những người đổi mới, những người sớm đón nhận, số đông đi trước, số đông đi sau và những người tụt hậu. Chúng ta đều đứng ở những vị trí khác nhau trên đồ thị này tùy thuộc đó là sản phẩm hay ý tưởng gì. Hãy tìm cách thu hút (nên bằng niềm tin, giá trị, truyền cảm hứng chung..) đủ số người bên trái của đường cong về phía bạn và họ sẽ khích lệ số còn lại đi theo.
Năng lượng tạo phấn khích, sức hút tạo cảm hứng
Bill Gates không có nhiều năng lượng, nhưng ông biết cách truyền cảm hứng. Niềm đam mê của Bill Gates với máy tính chưa phải là điều truyền cảm hứng cho chúng ta. Mà chính bởi niềm lạc quan bất diệt của ông rằng những vấn đề dù có phức tạp đến đâu cũng có thể giải quyết được. Ông tin rằng chúng ta có thể tìm ra cách loại bỏ những trở ngại để đảm bảo con người đều có thể sống và làm việc với tiềm năng lớn nhất của mình. Chính niềm lạc quan đó đã thu hút chúng ta.

Năng lượng có thể khích lệ nhưng sức hút mới truyền cảm hứng. Tất cả các nhà lãnh đạo kiệt xuất họ đều có sức hút vì họ có một lý do TẠI SAO rõ ràng, đó là một niềm tin bất diệt về một mục đích hay nguyên tắc lớn lao hơn chính họ – lý tưởng cao đẹp vượt ra khỏi cái tôi nhỏ bé.
Không phải công việc chúng ta làm truyền cảm hứng cho chúng ta, mà chính là ý nghĩa đằng sau công việc đó.
Kiểu người THẾ NÀO không cần đến kiểu người TẠI SAO để có thể làm tốt công việc của mình
Hầu hết những người trên thế giới thuộc kiểu người THẾ NÀO
Người TẠI SAO, với mọi tầm nhìn và trí tưởng tượng của họ, lại thường phải chịu sự thua thiệt. Nếu không có ai được truyền cảm hứng bởi ý tưởng của họ và thiếu những kiến thức để biến nó thành sự thực, thì hầu hết những người kiểu TẠI SAO chẳng đi đến đâu, họ có mọi câu trả lời trong mình nhưng chưa bao giờ đạt được chúng.
Khi chúng ta có thể tin tưởng con người hay tổ chức nơi chúng ta đang làm việc, nó cho phép chúng ta chấp nhận thử thách mới và luôn cảm thấy được hỗ trợ.
Thành tích và thành công
Thành tích là điều bạn đạt được, giống như một mục tiêu. Đó là thứ hữu hình, dễ xác định và đo lường được. Ngược lại, thành công là một cảm giác hay một trạng thái. Thành tích có được khi bạn đạt được NHỮNG GÌ bạn muốn, thành công có được khi bạn biết rõ TẠI SAO bạn muốn những thứ đó.
Chúng ta cảm thấy tự tin hơn vào NHỮNG GÌ mình làm, và thuần thục hơn trong cách làm như THẾ NÀO. Mỗi thành tích chúng ta đạt được những thước đo hữu hình cho thành công và cảm giác tiến bộ tăng. Tuy nhiên, ở thời điểm nào đó trên hành trình, hầu hết chúng ta quên mất lý do TẠI SAO mình lên đường ngay từ ban đầu.
Điểm phân tách
Thật không may, chúng ta thiếu những phương tiện đo lường để đảm bảo lý do TẠI SAO luôn được duy trì rõ ràng.
Những thế hệ CEO vĩ đại tiếp theo phải là những người không lãnh đạo công ty với tầm nhìn mới của họ, mà thay vào đó phải giương cao ngon cờ lý tưởng ban đầu và dẫn dắt công ty bước vào thế hệ tiếp theo. Đó là lý do chúng ta gọi họ là những người kế vị mà không phải là người thay thế. Cần có một sự tiếp nối trong tầm nhìn.
Tìm ra lý do TẠI SAO là một quá trình khám phá chứ không phải là sáng tạo. Mọi lý do TẠI SAO của mỗi cá nhân hay tổ chức đều bắt nguồn từ quá khứ. Nó được sinh ra từ sự trưởng thành và những trải nghiệm cuộc sống của mỗi cá nhân hay những nhóm nhỏ.
Bắt đầu với câu hỏi tại sao – Simon Sinek là một quyển sách hay, giá cả hợp lý, rất dễ đọc. Các bạn có thể mua sách tại đây để ủng hộ tác giả – nhà xuất bản và tmkhang.work bằng cách click vào liên kết mua hàng bên dưới
