Tiền không mua được gì – xã hội thị trường hay là kinh tế thị trường
Giới thiệu về Thị trường và Đạo đức
Có những thứ không thể mua được bằng tiền. Nhưng vào thời đại này, con số đó không nhiều. Ví dụ, một số biểu hiện và ngành nghề sau:
- Nâng cấp phòng giam 82$/đêm;
- phí làn đường ưu tiên giờ cao điểm;
- Số điện thoại Bác sĩ riêng;
- Quyền phát thải Carbon;
- Cho con nhập học một trường Đại học nổi tiếng;
- Cho thuê bộ phận trên cơ thể để quảng cáo;
- Xếp hàng giữ chỗ hộ;
- Thử nghiệm thuốc mới;
- Lối đi ưu tiên trong sân bay và Khu vui chơi;
- Dịch vụ chuyển phát nhanh;
- Đầu cơ vé khám bệnh;
- Quyền đặt tên công trình;
- Bán chữ ký;….
Ba mươi năm trước (1982), việc sử dụng thị trường để phân bổ các dịch vụ liên quan đến Y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng, công lý, bảo vệ môi trường, giải trí, sinh con, và các hàng hóa xã hội khác là điều chưa ai nghe đến. Giờ đây, chúng ta cho rằng hầu hết những hiện tượng này là hiển nhiên.
Nếu mọi thứ tốt đẹp đều có thể mua bán được thì tiền sẽ tạo ra mọi sự khác biệt trên đời này. Dĩ nhiên, không ai nhất trí được với nhau giá trị nào đáng quan tâm, giá trị nào không và tại sao. Vì vậy, để xác định xem cái gì nên và không nên mua bán bằng tiền, chúng ta phải xác định được những giá trị nào chi phối các lĩnh vực khác nhau trong đời sống cá nhân và xã hội.
Khi quyết định những hành vi, sự vật nào được phép mua bán, chúng ta đang ngầm cho rằng chúng phù hợp với vai trò hàng hóa – tức là công cụ sinh lợi và đáp ứng nhu cầu sử dụng. Có những điều tốt đẹp trong cuộc sống sẽ bị xói mòn, bị hư hỏng nếu chúng bị coi là hàng hóa. ví dụ:
- Chế độ nô lệ coi con người là hàng hóa là sai trái vì mỗi người đề có phẩm giá và đáng được tôn trọng chứ không thể coi là vật để sở hữu hay một công cụ để sử dụng;
- Chúng ta không cho phép mua bán trẻ em ngay cả khi người mua đối xử tốt với những đứa trẻ. Vì việc cho phép sẽ hình thành thị trường trẻ em, khiến xã hội đánh giá sai về giá trị của các em nhỏ – là đối tượng của tình yêu, sự quan tâm;
- Không thể coi nghĩa vụ công dân là tài sản của cá nhân mỗi người mà phải coi đó là trách nhiệm đối với xã hội;
Kinh tế thị trường | Xã hội thị trường |
Nền kinh tế thị trường là một công cụ đáng giá và hiệu quả, giúp chúng ta tổ chức được hoạt động sản xuất | Xã hội thị trường là một phương thức sống mà trong đó, các giá trị thị trường thâm nhập vào mọi ngóc ngách của cuộc sống con người |
– Dòng chảy đạo đức và tinh thần công dân trong các cuộc tranh luận chung đã cạn kiệt. Một trong những nhược điểm của xã hội theo định hướng thị trường là nó làm cho các giá trị đạo đức bị mất dần đi.
– Quy luật xếp hàng – “đến trước được phục vụ trước” không còn, thay vào đó là quy luật của thị trường – “tiền nào của đó”
Ví dụ: Tình huống quy luật thị trường và quy luật xếp hàng (Tấm vé xem hòa nhạc miễn phí)
Tôn trọng tự do cá nhân (Theo trường phái tự do) | Tối đa hóa phúc lợi xã hội (Theo tư tưởng vị lợi, kinh tế thị trường) |
Con người có quyền tự do mua bán bất cứ thứ gì họ muốn, khi không ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác (Đầu cơ, mại dâm,…) | Cho rằng hoạt động trao đổi trên thị trường khiến người mua và người bán có lợi như nhau, và phúc lợi của xã hội từ đó sẽ tăng lên. Đây là cái mà các nhà kinh tế học muốn nói khi họ phát biểu rằng: Thị trường tự do luôn phân bổ hàng hóa một cách hiệu quả nhất. |
Hai nguyên lý của niềm tin thị trường – Arrow
– Các nhà kinh tế học thường hiển nhiên cho rằng thị trường sẽ làm tăng lựa chọn của một cá nhân
– Không muốn sử dụng bừa bãi nguồn tài nguyên vị tha (Hành động hiến máu) vốn đã rất khan hiếm.
Mức sẵn lòng chi trả hay mức sẵn lòng chờ đợi tốt hơn?
Thị trường phân bổ hàng hóa dựa trên khả năng và mức sẵn lòng chi trả.
- Mức sẵn lòng chi trả cho một hàng hóa không cho thấy ai là người đánh giá hàng hóa ấy cao nhất. Những người đánh giá hàng hóa cao nhất có thể không đủ tiền để mua hàng hóa đó.
Việc xếp hàng dẫn đến hàng hóa được phân bổ dựa trên khả năng và mức sẵn lòng chờ đợi.
Và không có lý do gì cho rằng mức sẵn lòng chi trả cho hàng hóa là tiêu chí tốt hơn mức sẵn lòng chờ đợi.
Thị trường và xếp hàng đều không phải những cách duy nhất để phân bổ hàng hóa. Một số hàng hóa được phân bổ theo công trạng, mốt số khác được phân bổ theo nhu cầu, và có những loại lại thông qua ngẫu nhiên hoặc may mắn.
Một khoản tiền là tiền phạt hay là tiền phí?
Để biết một khoản tiền phải nộp là phạt hay phí, chúng ta cần xác định được tổ chức xã hội ta đang tìm hiểu thu tiền với mục đích gì và những chuẩn mực cần được áp dụng. Ví dụ:
- Nếu thư viện phạt tiền trả sách muộn. Đó là vì mục đích của họ là tổ chức, sắp xếp việc chia sẻ sách miễn phí cho cộng đồng. Vì vậy, nếu tôi quay lại thư viện với cuốn sách mình mượn đã quá hạn chưa trả thì đúng là tôi sẽ cảm thấy có lỗi.
- Nhưng cửa hàng băng đĩa là cơ sở kinh doanh. Nên nếu tôi giữ một đĩa phim lâu hơn bình thường và trả tiền cho thời gian quá hạn thì tôi phải được coi là khách hàng tốt chứ không phải xấu
- Một khi nghĩa vụ đón con đúng giờ đã bị xói mòn bởi công cụ bằng tiền thì thật khó tìm lại được ý thức trách nhiệm ban đầu.
Xói mòn tinh thần cùng hy sinh và coi thiên nhiên là công cụ
Hành vi tham nhũng ý nghĩa, mục đích của ngoại lệ dành riêng cho một cộng đồng cá biệt. Thị trường càng vươn tới nhiều khía cạnh phi kinh tế của đời sống thì nó càng vướng mắc vào nhiều vấn đề đạo đức.
Tuy Không hủy hoại (Mua lời xin lỗi, Mua lời phát biểu chúc mừng) nhưng lại làm giá trị của chúng bị suy giảm. Lý do chúng bị suy giảm có liên quan đến lý do tại sao tiền không mua được tình bạn: Tình bạn và những hành vi xã hội giúp duy trì tình bạn được xây đắp nên bởi một số chuẩn mực, thái độ, giá trị nhất định. Biến chúng thành hàng hóa tức là làm mất đi những chuẩn mực như sự cảm thông, sự hào phóng, sự quan tâm, sự chu đáo; thay vào đó là các giá trị thị trường
Những từ ngữ tôn vinh, làm lu mờ sự khác biệt giữa một tấm bằng danh dự và một tấm bằng đi mua. (_Chúng tôi thường trao bằng danh dự cho các nhà khoa học, các nghệ sỹ vì thành tựu của họ. Nhưng chúng tôi trao cho ngài tấm bằng này để bày tỏ sự biết ơn vì ngài đã đóng góp 10 triệu dollar để chúng tôi xây thư viện mới_).
Ý tưởng bán quyền nhập học đại học cho các nhà tài trợ giàu có gặp phải hai lập luận phản đối: Thứ nhất, là vấn đề công bằng, bất công xã hội; thứ hai là vấn đề tham nhũng liên quan đến tính liêm chính của tổ chức.
Bán Máu – Nhà xã hội học người Anh Richard Titmuss
– Thị trường máu chỉ khai thác người nghèo – người cần tiền, dẫn tới xuất hiện tầng lớp mới đó là “những người có khả năng bán nhiều màu”
– Biến máu thành hàng hóa trên thị trường làm xói mòn nhận thức của người dân về nghĩa vụ hiến máu.
– Làm mất đi ý nghĩa của hành động đi hiến máu.
Đôi khi trả tiền để khuyến khích một hành vi lại khiến hành vi ấy ít xuất hiện hơn (Bãi rác thải hạt nhân, ngày quyên góp và đón con muộn)
Nếu bạn muốn dùng tiền để khuyến khích, tạo động cơ cho người khác, bạn nên “trả tiền cho đủ, hoặc đừng trả gì hết”
Từ quan điểm kinh tế, Các chuẩn mực xã hội như đạo đức công dân hay tinh thần vì cộng đồng đều là những thỏa thuận vĩ đại. Chúng khuyến khích những hành vi có lợi cho xã hội mà nếu dùng tiền thì sẽ rất tốn kém
Động cơ bên trong (như niềm tin đạo đức hoặc lòng yêu thích công việc) và động cơ bên ngoài (tiền hoặc các phần thưởng hữu hình khác). Khi con người tham gia vào một công việc mà họ cho là đáng làm thì việc trả tiền có thể làm giảm động lực làm việc của họ vì tiền sẽ làm xói mòn hoặc “lấn át” lòng yêu thích hoặc niềm tin mà họ dành cho công việc đó.
Đạo đức là cái mà chúng ta phải nuôi dưỡng bằng cách thực hành nó: “Chúng ta sẽ trở nên công bằng nếu luôn làm điều công bằng, sẽ chừng mực nếu luôn làm việc chừng mực, sẽ can đảm nếu luôn hành động can đảm”
Aristotle từng nói
Ranh giới giữa Bảo hiểm, đầu tư và cá cược
Với bảo hiểm tính mạng, công ty bán bảo hiểm cho tôi đang đánh cược và sự sống chứ không phải cái chết của tôi. Tôi càng sống lâu, công ty bảo hiểm càng kiếm được nhiều tiền. Còn với hợp đồng bánh thánh, quyền lợi tài chính lại đi theo hướng ngược lại (Càng chết sớm càng tốt)
Nghề mai táng sống nhờ cái chết của đồng loại, nhưng anh ta không cần phải hy vọng một người cụ thể sẽ chết sớm, mà ai chết lúc nào cũng được.
Khi mục tiêu xã hội bị mất đi hoặc trở nên mờ nhạt, ranh giới mong manh giữa bảo hiểm, đầu tư và cá cược sẽ bị xóa nhòa
Nếu hợp đồng bảo hiểm tính mạng của một người không đem lại cho người được bảo hiểm quyền lợi gì thì hợp đồng đó thuần túy là công cụ cá cược, khiến người được bảo hiểm gặp bất lợi tồi tệ khi chết.
Thị trường Sống và Chết
Hợp đồng bảo hiểm tính mạng do công ty hưởng lợi (COLI): từ 1980 cho phép các công ty được mua bảo hiểm tính mạng cho mọi nhân viên từ tổng giám đốc đến nhân viên văn thư
Michael Rice, 48 tuổi, là trợ lý giám đốc một cửa hàng Walmart ở Tilton, bang New Hampshire. Một hôm, khi ông đang giúp khách mang một chiếc ti vi lên ô tô thì bị đột quỵ. Một tuần sau ông qua đời. Công ty bảo hiểm nhân thọ bồi thường cho cái chết của ông 300.000 dollar. Nhưng số tiền ấy lại không thuộc về vợ và hai con ông. Nó thuộc về Walmart – công ty đã mua bảo hiểm tính mạng cho Rice và đưa tên công ty vào mục người thụ hưởng. Khi người vợ góa của ông là Vicki Rice biết số tiền Walmart được hưởng, bà hết sức tức giận. Tại sao công ty lại được hưởng lợi từ cái chết của chồng bà? Ông đã làm việc vất vả vì công ty, đôi khi tới 80 giờ một tuần. “Họ bóc lột Mike”, bà nói, “rồi họ bỏ đi với 300.000 dollar sao? Thật vô đạo đức”.
Theo bà Rice, cả hai vợ chồng bà đều không biết Walmart đã mua bảo hiểm tính mạng cho ông chồng. Khi biết điều đó, bà đã kiện Walmart ra tòa án liên bang, cho rằng tiền bồi thường phải thuộc về gia đình bà chứ không phải công ty. Luật sư của bà lập luận rằng các công ty không nên kiếm lời từ cái chết của nhân viên. “Thật vô cùng tồi tệ khi một công ty khổng lồ như Walmart lại đánh cược vào tính mạng của nhân viên”. Một phát ngôn viên của Walmart cho biết công ty này mua bảo hiểm tính mạng cho hàng trăm nghìn nhân viên của họ - không chỉ cho trợ lý giám đốc mà còn cho cả công nhân bảo dưỡng bình thường. Nhưng ông phủ nhận việc Walmart kiếm lời từ cái chết của nhân viên. “Quan điểm của chúng tôi là không phải chúng tôi kiếm lời từ cái chết của nhân viên”, ông ta nói. “Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều vào nhân viên” và sẽ chẳng được lợi gì “nếu họ vẫn sống”. Với trường hợp Michael Rice, phát ngôn viên của Walmart cho rằng số tiền đền bù bảo hiểm không phải một khoản từ trên trời rơi xuống mà là để bù đắp cho chi phí đào tạo Rice cũng như tìm người thay thế ông. “Ông ấy đã được đào tạo không ít và có những kinh nghiệm mà chúng tôi không thể kiếm được ở người khác nếu không bỏ chi phí”.
Kể cả khi người lao động đồng ý mua bảo hiểm (COLI) thì vẫn có điều gì đó không ổn về mặt đạo đức. Một phần là thái độ của công ty đối với người lao động (NLĐ) thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm. Tạo ra tình thế trong đó NLĐ lúc chết có giá trị hơn lúc sống là hành động coi họ như đồ vật, biến họ thành hàng hóa để giao dịch trong hợp đồng tương lai chứ không phải những NLĐ mà giá trị của họ đối với công ty nằm ở công việc họ làm. COLI đã bóp méo mục đích của bảo hiểm tính mạng từ một biện pháp đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình trở thành công cụ để các doanh nghiệp được ưu đãi thuế
Rất ít người lao động biết rằng công ty đã mua tính mạng của họ. Ở một số bang các công ty thậm chí còn được mua bảo hiểm tính mạng cho con cái, bạn đời nhân viên của họ và nhận tiền bồi thường. – Một phát ngôn viên của Key Corp, một công ty dịch vụ tài chính đã nói thẳng: “Người lao động không trả phí bảo hiểm nên chẳng có lý do gì phải thảo luận chi tiết hợp đồng bảo hiểm với họ”
Áp dụng cơ chế thị trường thế này hay thế kia sẽ cải thiện hay làm hư hỏng loại hàng hóa đang được trao đổi?
80% học liệu do các công ty tài trợ đều thiên vị cho sản phẩm của mình
Quảng cáo khuyến khích con người ham muốn vật chất và thỏa mãn ham muốn đó. Còn giáo dục khuyến khích con người tự xem lại ham muốn của mình để biết nên kiềm chế hay phát triển nó. Mục tiêu của quảng cáo là tìm thêm người tiêu dùng; mục tiêu của trường công là nuôi dưỡng, trau dồi công dân
Dân chủ không đòi hỏi xã hội phải công bằng tuyệt đối, nhưng vẫn cần các công dân chia sẻ cách sống với nhau. Điều quan trọng là người dân có trình độ khác nhau, vị trí xã hội khác nhau vẫn có thể gặp gỡ nhau, va chạm, cạnh tranh với nhau trong mọi hoạt động của đời sống hằng ngày. Nhờ vậy, chúng ta mới học được cách thỏa hiệp và tôn trọng sự khác biệt, và biết cách quan tâm đến lợi ích chung.
Thể thao chuyên nghiệp, từng là phương thuốc chữa chứng bệnh phân biệt giai cấp, nhưng giờ lại làm sự phân biệt trở nên trầm trọng hơn
Sách giáo trình dịch “Kinh tế vi mô” của tác giả N. Gregory Mankiw – Bản scan Full HD bản đẹp
Các khái niệm trong sách được định nghĩa rất rõ ràng, dễ nắm bắt, dễ hiểu, có tóm tắt các chương tạo điều kiện tốt nhất cho việc ôn tập. Các ví dụ…
Tiền Không Mua Được Gì là một quyển sách hay, giá cả hợp lý, rất dễ đọc. Các bạn có thể mua sách tại đây để ủng hộ tác giả – nhà xuất bản và tmkhang.work bằng cách click vào liên kết mua hàng bên dưới
Tài liệu hướng dẫn Chuyển đổi số cho Doanh nghiệp tại Việt Nam
Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp Dự án USAID LinkSME thực hiện
Tài liệu này được thực hiện với sự hỗ trợ từ Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (USAID LinkSME). Nội dung của tài liệu này không phản ánh quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, USAID hay Chính phủ Hoa Kỳ.