Một tư tưởng về cách sống để làm người – làm dân – làm nghề – làm giáo dục | Đúng việc
Hành trình phát triển bản thân của mỗi người chưa bao giờ là dễ dàng..
Để bắt đầu hành trình này, đòi hỏi một sự tỉnh thức, sự kiên trì và minh định, cần đồng đội, cần một quá trình tự bản thân nhìn lại và một trực giác luôn phủ định/ tự vấn chính mình và cần những sự nương tựa vào những điều tốt đẹp của cuộc sống này. Bao nhiêu tính từ – động từ – trạng từ có vẻ “trù tượng” và có phần “mơ hồ, lý thuyết suông” ở trên, dùng để NÓI thì RẤT DỄ, nhưng phải thành thật với “sự rèn luyện – sự hành động thật sự” thì mới có cơ hội cho bản thân mình phát triển – một cách vững vàng.
Chúng ta sẽ dùng đơn vị gì để đo đếm sự phát triển của bản thân mình?
Ở biến số tỉnh thức đầu tiên, cũng đã là một quá trình gian nan, phải trải qua sự trui rèn của hoàn cảnh (môi trường sinh trưởng, điều kiện vật chất – tinh thần): nỗi khổ, niềm đau trong tâm hồn, tổn thương, lo lắng, nỗi buồn, sự tức giận, không cam lòng, chịu đựng, cô đơn, cảm giác nhàm chán, nghi ngờ, phán xét, thất bại, yếu đuối, buông xả,.. phía bên kia của những vực thẩm đó, là một chân trời mới – giúp mình lớn hơn và trưởng thành hơn khi đã vượt qua và nhìn lại.
Tư tưởng then chốt
Những “công việc” quan trọng nhất mà ai cũng phải làm trong đời, chính là: Làm người, Làm dân và Làm nghề. Khi mà những “công việc” này không được coi trọng và có quá nhiều người không làm đúng việc của mình (tức là làm sai việc) thì những gì mà chúng ta đang chứng kiến (như dân gian vẫn thường nói vui là “người không phải người, dân không phải dân, lãnh đạo không phải lãnh đạo, thầy không phải thầy, nghệ sĩ không phải nghệ sĩ, trí thức không phải trí thức, doanh nhân không phải doanh nhân, hay đại học không phải đại học, hiệp hội không phải hiệp hội…”), âu cũng là chuyện không đáng ngạc nhiên mấy!
Khi ta bị hạn chế về chuyên môn hay hạn chế về năng lực làm việc thì sẽ không có nhiều lựa chọn trong công việc, vậy tự do cũng ít đi, và khả năng giữ được mình cũng khó hơn. Như vậy, trở thành một chuyên gia ưu tú trong một công việc hay một nghề nghiệp nào đó cũng là cách để mình có thể trở thành một con người tự do
“ĐÚNG VIỆC” Dành tặng những ai đã, đang và sẽ dấn thân trên hành trình tự lực khai phóng để trở thành con người tự do
ĐÚNG VIỆC đặt ra những vấn đề – tìm ra căn nguyên gốc rễ của những gì diễn ra trong xã hội (con người – tổ chức – gia đình). Quay về với những giá trị cơ bản của con người làm gốc (tính nhân bản với những giá trị trường tồn và bất biến theo thời gian…)
Thật học – thật làm – thật giá trị – SỐNG THẬT
Làm người
Con người là một sinh vật luôn đi tìm ý nghĩa (Sống để làm gì?, Học để làm gì?, làm để làm gì?, Sứ mệnh và giá trị của bản thân ta ở đâu?)
Plato
Không có giới hạn cho lẽ phải. Nó có thể vượt lên trên cả tình đồng loại và là điều mà một con người đúng nghĩa sẽ không ngừng sống và chiến đấu vì nó.
Tôi không đồng ý với quan điểm của bạn, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền được nói của bạn.
Voltaire – Đại văn hào và triết gia người Pháp
Khi được dẫn dắt bởi “con người bên trong” (lương tri, lương tâm, đạo đức, phẩm giá, phẩm hạnh, giá trị, nhân cách, lẽ sống, lẽ phải,..), ta sẽ trở nên hướng thiện và hướng thượng hơn và đặc biệt là mọi hành vi của ta sẽ không bị phụ thuộc vào ngoại cảnh.
Tự vấn và hoài nghi không ngừng nghỉ về sự hiểu biết của mình có thể giúp con người khai phóng bản thân.
Người ta chỉ vô vọng khi chẳng biết làm gì cả hay khi đặt ra cho mình quá nhiều điều to tát nhưng lại không làm được
Con người tự do/ tự trị khác con người nô lệ (nô lệ cho người khác, cho tiền bạc, cho quyền lực, cho danh vọng,..)
Con người ở bên trong – Mình (lẽ sống, lẽ phải, giá trị sống, nguyên tắc sống, lương tri, lương tâm, phẩm giá, đạo đức, sự tự trọng, sự tôn trọng,…) sẽ vừa là “chân ga” và “chân thắng” để vận hành chiếc xe cuộc đời của mình
Khi Mình chiến thắng được Ta (bản năng sẵn có) một cách ngoạn mục trong những hoàn cảnh “ngặt nghèo – mỏng manh” thì Ta sẽ rất tự hào về Mình.
Để làm được “Người” cần có năng lực “Khai phóng (khai minh và giải phỏng)” và “Khai tâm”
“Khai minh là việc con người đi ra khỏi sự không trưởng thành do chính mình tự chuốc lấy”. Bắt đầu bằng việc tư duy lại, nhận thức lại những quan niệm của bản thân về những vấn đề quan trọng nhất trong cuộc đời.
“Khai tâm – một trái tim có hồn, biết rung lên trước cái hay cái đẹp (nhất là cái đẹp vô hình, cái đẹp không nhìn thấy, không sờ thấy, mà chỉ có thể cảm thấy), biết thổn thức trước những nổi đau, biết phẫn nộ trước cái sai, cái xấu và cái ác”
Thế giới trở nên nguy hiểm, không phải bởi những kẻ gây ra tội ác, mà là vì những người chỉ đứng nhìn mà không làm gì cả
Albert Einstein
Mô hình quản trị cuộc đời
1.Khai phóng bản thân
2.Tìm ra chính mình
a.Con người văn hóa (đâu là lương tri và phẩm giá; lẽ sống; giá trị sống; đâu là “chân ga và chân thắng”… của mình?)
b.Con người chuyên môn (hay con người công việc, nghề nghiệp, sự nghiệp) – áp dụng tư vấn hướng nghiệp
3.Làm ra chính mình
4.Sống với chính mình Giữ được chính mình
Làm việc
“Làm nghề/ làm việc” cũng là “làm người”
Mình có đang hiểu đúng và làm tốt sứ mệnh của nghề/ của việc không?
Mình có đang hiểu đúng và làm tốt sứ mệnh của nghề/ của việc không? (Lãnh đạo hay Cai trị; Trí thức hay Trí nô; Nghệ sĩ; giải trí – nghệ thuật – văn hóa)
Ba cấp độ hạnh phúc khi đi làm
Hạnh phúc khi kiếm được, có được cái mình muốn -> ”To have – chiếm hữu”
Hạnh phúc khi được người khác trân trọng và ghi nhận -> ”To give – cống hiến”
Hạnh phúc khi nhìn thấy thành quả bản thân mình trong kết quả của công việc, thầm kín tự hào về bản thân về những gì mình đã cống hiến -> ”To be – là mình”
Làm Dân
“Nô dân”, “Thần dân” và “Công dân”
Một công dân đúng nghĩa có sự hiểu biết sâu sắc về con người tự do/ tự trị, về hiện trạng xã hội mình đang sống, cũng như biết rằng xã hội đó nên được quản trị như thế nào thì tốt và cùng tham gia xây dựng bộ máy quản trị đó từ vai trò cá nhân và trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Làm giáo dục
Edward Gibbon từng nói: “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy”.
Khi người học hiểu được rằng “Ta là sản phẩm của chính mình” thì sẽ có thêm niềm tin vào giáo dục.
Bởi có thể phải mất rất nhiều năm để có thể tạo ra một cuộc cách mạng về giáo dục, trong đó cần đến sự tham gia của nhà nước, nhà trường và cả các bậc thức giả trong xã hội. Nhưng một cuộc cách mạng về sự học của cá nhân có thể diễn ra một cách rất nhanh chóng, chỉ bằng sự chủ động và quyết tâm của chính bản thân mỗi người. Bởi đây là cuộc cách mạng “của ta, do ta và vì tá”!
Tham khảo thêm một số bài nói chuyện của tác giả
•[EduX 2016 – TP HCM] Chia sẻ “GIÁO DỤC, VĂN HOÁ ,VĂN MINH” – NHÀ GIÁO GIẢN TƯ TRUNG
•Nhà giáo dục Giản Tư Trung | Điều gì giúp ta chọn được lẽ sống đúng đắn? | VIETSUCCESS
•Hội Thảo Chuyên Đề Giải Phóng Lãnh Đạo – Thầy Giản Tư Trung
•Bạn đã có thước đo thành công cho riêng mình chưa? – TS. Giản Tư Trung | Vietcetera
KHÁM PHÁ NGÔN NGỮ TƯ DUY (NLP) – Phillip Miller
Lời giới thiệu từ “TỦ SÁCH NỀN TẢNG ĐỔI ĐỜI” Nhà sáng lập – Chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên Legend ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ
Tác giả thường gọi NLP là “bộ công cụ cuộc sống” – life toolbox. Chiếc thùng này có hai ngăn: Ngăn thứ nhất chứa những công cụ giúp bạn hiểu được chính mình, còn ngăn thứ hai đựng những công cụ giúp bạn hiểu được người khác.
Mục đích của việc sử dụng những công cụ này là nhằm củng cố khả năng giao tiếp, tương tác hiệu quả hơn; tạo nguồn động lực mạnh mẽ, tốt đẹp cho bản thân và cho người khác; đồng thời giúp hình thành lối suy nghĩ tích cực hơn.
Bốn “trụ cột” trong NLP
Năm thái độ cần có đề nghiên cứu về NLP:
Trong NLP có một số ý tưởng có sức ảnh hưởng mạnh, chúng có thề được sử dụng theo những cách thức bị xem là trái với nguyên tắc đối nhân xử thế thông thường. Do đó, hãy kiềm tra xem liệu bạn đang hành động chỉ vì lợi ích cá nhân hay đang cân nhắc đến lợi ích của mọi người. Việc hiều rõ và tạo ảnh hưởng tích cực cho bản thân, cho người khác là việc nên làm, tuy nhiên không được tìm cách thao túng, lôi kéo mọi người. Vì vậy, nội dung chính của 3R là:
- Respect (Tôn trọng) người khác;
- Reassurance (Trấn an) mọi người (nếu cần), bởi có thề họ không mang thái độ tích cực đối với sự thay đổi giống như bạn;
- Recognition (Công nhận) thực tế rằng mỗi người là một cá thề duy nhất;
10 ý tưởng – phương pháp tiếp cận cuộc sống thú vị
Ý tưởng 1: Không có thất bại, chỉ có phản hồi. Hãy định nghĩa lại từ “thất bại” (tiêu cực), xem đó là cơ hội đề “học hỏi” (tích cực)
Ý tưởng 2: Nếu cách đó không đem lại kết quả cho bạn, hãy thử cách khác!
Cảm giác “húc đầu vào tường” do cố tìm cách giải quyết vấn đề bằng phương pháp không phù hợp có thề là sự gợi nhắc mạnh mẽ rằng giờ là lúc nên bước lùi lại đề quan sát – dừng lại và suy nghĩ – và thử áp dụng phương pháp thay thế khác.
Ý tưởng 3: Chúng ta đã có đủ những nguồn lực cần thiết
Có nên thực hiện một dự án DIY (Do It Yourself – Tự mình làm lây)? Ai đó giỏi về các kỹ năng có liên quan đề hướng dẫn cho bạn?
Ý tưởng 4: Nếu một người có thể làm được thì người khác cũng có thể…
Nếu tôi ao ước mình chơi gôn giỏi như Tiger Woods, vẽ đẹp như Michelangelo hoặc hát hay như ca sĩ Bryn Terfel, cách nghĩ này sẽ giới hạn niềm tin của tôi!
Nhưng nếu tôi cho rằng đôi khi mình có thề thực hiện một cú đi bóng tuyệt đẹp, vẽ đúng một đường nét nào đó hoặc thật sự chinh phục được một nốt cao, ý nghĩ đó sẽ giúp tôi từng bước vượt qua những hạn chế của bản thân.
Ý tưởng 5: Chúng ta có thể đưa ra những lựa chọn tốt nhất vào từng thời điểm …
“Họ không phái là những người bất tài, chỉ đơn giản là họ không đưa ra những quyết định tốt nhất…”. Đừng cảm thấy thất vọng khi Chúng ta nghĩ rằng mình đang hành động theo cách tốt nhất, chỉ là mọi việc không diễn ra theo hướng đó mà thôi. Nhớ rằng lúc ấy họ cũng nghĩ mình đã đưa ra quyết định tốt nhất.
Ý tưởng 6: Tâm trí và cơ thể là những bộ phận thuộc cùng một hệ thống
Theo bạn thì họ đang cảm thấy thế nào?
Cảm xúc trong lòng bạn và những biều lộ trên gương mặt, cử chỉ bên ngoài có liên hệ với nhau. Khi bạn đang trong tâm trạng vui vẻ, những biều hiện của niềm vui sẽ hiền hiện ngay trên khuôn mặt bạn. Đôi khi, tư thế của bạn ngăn cản bạn cảm nhận một số cảm xúc nhất định. Ví dụ, hãy đứng cúi đầu nhìn xuống đất và cố mỉm cười thử xem.
Ý tưởng 7: Mỗi người thường hành xử theo “thế giới quan” của riêng mình. Chẳng lấy làm ngạc nhiên nếu đôi lúc mọi người không hiều được nhau! Vào những lúc như thế, hãy nhận biết rằng đây là một sự khởi đầu hoàn hảo
Ý tưởng 8: “Bản đồ thế giới” của mỗi cá nhân không phải là thế giới thực.
Khi giao tiếp với ai đó, bạn sẽ tiếp xúc với thế giới quan của họ chứ không phải với thế giới “thực”.
Ý tưởng 9: Bạn không thể không giao tiếp. Thậm chí hành động “không làm gì” cũng là một cách giao tiếp!
Ý tưởng 10: Hiệu quả của giao tiếp được đo lường bằng phản hồi từ người nghe.
Bản thân bạn hãy suy nghĩ về cách diễn đạt sao cho hiệu quả, chứ đừng vội vàng trách cứ người nghe!
“Củ hành (hay bản đồ) tính cách”
Chúng ta chỉ nghĩ đến ba “lớp vỏ” bên ngoài – môi trường, hành vi và năng lực. Mọi chuyện vẫn tiếp diễn như thế cho đến khi bước vào “phạm vi tranh luận không thoải mái” (như khi đặt ra câu hỏi mấu chốt), chúng ta mới bắt đầu nghĩ về các “lớp vỏ” bên trong và thật sự tự vấn bản thân vì sao chúng ta lại làm những công việc hiện tại.
Khích lệ và ngăn cản: đừng đánh đồng bản chất con người với hành vi của họ. Ví dụ, Ở cương vị là bậc phụ huynh, khi khiển trách con trẻ, bạn nên nói “Đó là việc làm sai trái’.” thay vì nói “Con là đứa hư hỏng!”
Các loại hình ngôn ngữ tư duy:
Sử dụng ngôn ngữ hình ảnh (visual): Bạn có thể sử dụng những cụm từ dẫn dắt trí tưởng tượng như:
Hãy hình dung, nhìn này, mường tượng trong đầu một bức tranh, hãy đặt mình trong bối cánh này, đứng trên quan điểm khác, khoánh khác lóe sáng (ý nghĩ)…
Và nếu muốn làm sáng rõ, sinh động thêm cho hình ảnh, chúng ta có thể bổ sung vài chi tiết mô tả như: Trong suốt như pha lê, màu sáng hoặc màu xỉn, sác nét, lờ mờ, hình ánh 2 chiều (2D) hoặc ba chiều (3D), ánh thường hoặc ánh toàn cánh (panorama), ánh động hoặc ánh tĩnh (máy tính)…
Sử dụng ngôn ngữ âm thanh (Auditory): Những cụm từ thường được dùng là: Nghe, rõ ràng, ồn ào, gay gât, trò chuyện, hòa âm, nghe nhu rót vào tai, “Điều đó đánh trúng tình cám của tôi”, rõ nhu tiếng chuông, “Nghe chừng hay đấy!”, “Hãy lâng nghe và học hỏi”, “Lời lẽ thật thi vị!”, “Tôi đang nghe bạn nói đây”,…
Có thể mô tả thêm bằng những từ tượng thanh như: Om sòm – yên ắng, chát chúa – êm dịu, trầm – bổng, nhanh – chậm, du dương – “đinh tai nhức óc”, (giọng) nhấn nhá – đều đều, (giọng nói) điềm tĩnh – đầy cảm xúc, liến thoáng – ôn tồn, gần – xa,..
Sử dụng ngôn ngữ cảm nhận (Kinaesthetic) thường sử dụng những từ ngữ như: Cảm thấy, mềm mại – cứng nhắc, thoải mái, vững chắc, ấm áp – lạnh lẽo, mịn màng, thấu đáo, cảm thông, giữ khư khư, “Cái của nợ!”, cứng như đá, “Tôi cám thấy như thế là ổn”, ấn tượng sâu sắc,…
Bên cạnh đó, cũng có thề nhấn mạnh các cảm nhận này bằng những từ thề hiện: vị trí trên cơ thể – đầu (lí trí), tim (tâm, tấm lòng), bụng (lòng dạ, bụng dạ); cường độ cám xúc – mãnh liệt hoặc mềm lòng; nhiệt độ – nóng hoặc lạnh; thời gian – liên tục hoặc chóng vánh.
Cách sử dụng kỹ thuật “mỏ neo” – “Mỏ neo” là một tác nhân kích thích ký ức – có thề tích cực hoặc tiêu cực. Nếu bạn muốn thoát khỏi trạng thái này đề chuyền sang trạng thái khác (như từ buồn bực sang thư giãn), hãy cầu viện một “mỏ neo” tích cực.
Các quan điểm khác nhau
Bối cảnh lúc đó như thế nào? Bạn đã nói gì? Bạn đã nói như thế nào? Lúc đó bạn cảm thấy thế nào? Người kia đối đáp ra sao? Cách bạn phản ứng với những điều họ nói? Tình hình như thế nào vào cuối buổi đối thoại? | ||
Hãy ngồi đúng với tư thế người kia đã ngồi trong suốt buổi nói chuyện cùng bạn. Đặt mình vào vị trí của họ càng chi tiết càng tốt: cách họ ngồi, vẻ mặt của họ và kề cả cảm nhận của họ. | ||
Giờ thì bắt đầu nhớ lại cuộc đối thoại từ quan điểm của họ: Họ nói như thế nào? Họ nghe được điều gì? Họ nhìn thấy điều gì? Nó khiến họ cảm thấy thế nào? Họ ứng đáp ra sao với điều này? |
Bước lùi ra xa một chút đề bạn có thề nhìn thấy hai chiếc ghế trống. Giờ tưởng tượng rằng bạn là người quan sát trung lập trong suốt thời gian diễn ra cuộc đối thoại.
Bạn đã nhìn thấy, nghe thấy điều gì? Điều gì đang diễn ra giữa hai người này? Bạn nghĩ hai bên sẽ cảm thấy thế nào sau cuộc đối thoại?
Đồng hồ đo mức độ quan tâm bản thân (Stuffometer).
Đây là một công cụ thề hiện mức độ chú tâm của bạn vào những sự việc của riêng cá nhân bạn hoặc của người khác. CHUYỆN CỦA TÔI + CHUYỆN CỦA HỌ = 100% |
Kim đồng hồ chỉ ở vạch 0%, nghĩa là bạn hoàn toàn tập trung vào người kia và bỏ bê bản thân (điều này rất ít khi xảy ra); còn khi kim đồng hồ chỉ ở vạch 100%, nghĩa là bạn chỉ biết quan tâm cho cá nhân mình, không thèm “đếm xỉa” đến người khác (trường hợp này là rất thường xuyên).
Hãy xem xét chỉ số hiền thị trên đồng hồ đo này trong bất kỳ cuộc đối thoại nào! Và lưu ý kiểm tra:
- Có phải tôi vừa trình bày thành công quan điểm của mình?
- Người kia có nắm bắt được ý của tôi hay không?
- Họ có hiểu không?
- Tôi đã lắng nghe quan điểm của họ chưa?
- Tôi có ghi nhận quan điểm của họ không?
- Tôi đã phản hồi như thế nào?
Sự hòa hợp: là phải nhận ra những mối quan tâm chung giữa bạn với người mà bạn đang nói chuyện để giảm thiểu sự khác biệt. Hòa hợp với gia đình và bạn bè thân thiết là điều tự nhiên, dễ dàng, hãy phát triền tinh thần ấy với người khác. Một trong những cách đề làm được điều này là tìm kiếm những điềm tương đồng với họ thay vì những điềm khác biệt.
Cách thực thi sự hòa hợp:
1. Nhìn vào người đó.
2. Lắng nghe họ nói.
3. Sau đó hãy tập trung nhìn vào mắt họ.
4. Tiếp theo, hãy chú ý đến các khía cạnh khác ở họ.
a. Dáng điệu (cơ thề, chân, tay, độ nghiêng của đầu, hai vai và hai bàn tay)
b. Vẻ mặt
c. Hướng nhìn
d. Hướng di chuyền của mắt
e. Nhịp thở (tốc độ, nông hay sâu, mạnh hay nhẹ)
f. Cử chỉ và sự chuyền động của cơ thề
5. Điều chỉnh âm lượng giọng nói của bạn cho phù hợp với âm lượng giọng nói của họ một cách thật khéo léo (nhịp độ, âm lượng, thanh điệu, ngữ điệu)
6. Hãy chú ý đến loại hình ngôn ngữ – âm thanh, hình ảnh hoặc cảm nhận và những ngôn ngữ mà họ đang sử dụng.
7. Thật sự quan tâm đến người đang đối thoại với mình và những gì họ nói
4 mức độ lắng nghe
- Mức độ thứ nhất – Lắng nghe theo kiểu hình thức
- Mức độ thứ hai – Lắng nghe theo kiểu đối thoại
- Mức độ thứ ba – Lắng nghe chủ động
- Mức độ thứ tư – Lắng nghe sâu
Xuyên tạc – khi ý nghĩa của trải nghiệm bị thay đổi,
Trách nhiệm (hay lỗi) bị đặt lên vai một đối tượng vô danh thứ ba. Những tuyên bố kiều này thường bắt đầu bằng cụm từ “Người ta nói…” – một cách khéo léo đề chối bỏ trách nhiệm.
Hãy kiềm tra những tuyên bố mơ hồ này bằng cách tìm hiều kỹ những gì đang diễn ra, yêu cầu cung cấp bằng chứng cụ thề đề biết được người thứ ba này là ai và liệu những điều được nói đó có đúng sự thật hay không.
Bạn phỏng đoán về những điều người khác đang nghĩ. Bạn đưa ra những giả định về quy trình suy nghĩ của họ.
Đôi khi những giả định đó là đúng nhưng không phải lúc nào cũng được như vậy. Và khi bạn hành động dựa trên những điều phỏng đoán về người nào đó thì cũng là lúc rắc rối bắt đầu nảy sinh.
Loại bỏ – khi thông tin bị bỏ qua hoặc bỏ sót
Việc đặt câu hỏi đề biết thêm thông tin cần phải được thực hiện một cách thận trọng
thông tin có liên quan đến chủ đề cần nói đã bị bỏ sót. Thông tin về việc Ai đã nói và Nói khi nào đã không được cung cấp đầy đủ. Nếu không thận trọng khi đặt ra câu hỏi đề tìm kiếm thông tin bị bỏ sót, bạn có thề làm cho người nói cảm thấy họ đang bị dò xét thiếu thiện chí.
Khái quát hóa – khi sự hợp lý được sử dụng một cách bất hợp lý. Khái quát hóa là cách suy nghĩ và hành xử vốn có của chúng ta
Quy tắc, luật lệ là những công cụ tuyệt vời đề mọi người tuân theo trong một hoạt động chung nào đó. Tuy nhiên, đối với những quy tắc xuất phát từ niềm tin cố hữu, mang tính bắt buộc như “Tôiphái…”, “Bạn nên…” hoặc (gián tiếp) “Nhà chức trách cân hành động để giái quyết chuyện này!”, việc đặt câu hỏi nghi vấn quá thẳng thắn có thề sẽ dẫn đến xung đột
Các “bộ lọc” (xu hướng nhận thức)
Bộ lọc 1 – “Tiếp cận” và “Tránh né”
Những người có xu hướng “tránh né” thường chăm bẵm vào những điều mình không muốn. Họ cố tránh những nguy cơ và đảm bảo mọi thứ phải an toàn trước khi tiến lên. Họ cũng có khả năng dự đoán các vấn đề và giải quyết chúng nhưng vì quá “phòng xa” và ngại mạo hiềm mà đôi khi họ vuột mất cơ hội quý giá. Họ thường hay than phiền. Có thề họ không giỏi đưa ra mục tiêu bởi hầu hết mọi thứ trở nên kém triền vọng qua cách nhìn của họ. Nhìn chung, họ là những người khá tiêu cực. | Họ có những mục tiêu, mục đích rất rõ ràng. Họ có tầm nhìn cho chính bản thân, tầm nhìn về tương lai của gia đình hay của doanh nghiệp họ đang điều hành. Họ năng động và hào hứng thực hiện mọi việc. Tuy nhiên, họ ít khi dừng lại để nghĩ về những rắc rối tiềm ẩn. Họ có xu hướng đè bẹp những gì cản trở họ. Đây là những người có xu hướng tiến tới. Họ biết bản thân mình muốn gì và câu cửa miệng của họ là “Tôi muốn…”. |
Bộ lọc 2 – “Tự đánh giá” và “Nhận sự đánh giá”
Lưu ý: 2 phần mô tả bên dưới không có ý chỉ đặc điểm của “hướng nội” hay “hướng ngoại” | |
người có xu hướng “nhận sự đánh giá” thường trông đợi người khác xác nhận những suy nghĩ, quan điềm và quyết định của mình – “Người ta nghĩ thế nào về điều này?”. Họ không tin tưởng vào phán đoán của bản thân và phụ thuộc vào nhận định của người khác. | Họ tin tưởng vào phán đoán của chính mình và luôn muốn tự mình giải quyết các vấn đề. Họ tự chiêm nghiệm để kiềm tra xem liệu hành động nào đó là đúng hay sai, không cần sự đánh giá và đảm bảo của người khác. Người theo xu hướng “tự đánh giá” thường nói “Chỉ đơn gián là tôi biết thế’.”. |
Bộ lọc 3 – “Ổn định” và “Thay đổi’
Những người thích thay đổi sẽ dễ cảm thấy nhàm chán nên thường xuyên “nhảy” việc, đổi mới cách thực hiện các hoạt động thường ngày. Họ mở lòng chào đón sự thay đổi và những ảnh hưởng tích cực mà nó có thề mang lại bằng cách xem xét hiện trạng và có cái nhìn mới mẻ về cách thức hành động. Trong mắt những người không thích thay đổi, họ có thề bị xem là những “kẻ gây rối”. | Họ không thích những xáo trộn, biến động đột ngột do sự thay đổi mang lại và kiên quyết chống lại ý tưởng thay đổi. Tính ổn định liên tục là điều quan trọng đối với họ. |
Bộ lọc 4 – “Bức tranh lớn” và “Bức tranh nhỏ”
Khi xem xét hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, bên cạnh việc tìm hiều chiến lược kinh doanh (“bức tranh lớn” – Họ làm gì? Làm cách nào đề chiến lược này trở nên phù hợp với thị trường của họ? Họ nhận thấy doanh nghiệp mình đang đi theo hướng nào? v.v.) cũng cần phải đi sâu vào từng chi tiết đề hiều rõ về cách thức hoạt động (“bức tranh nhỏ” – như ở khâu bán hàng: Vì sao khách hàng lại mua hàng của họ? Họ tổ chức bộ phận bán hàng, đội ngũ nhân viên bán hàng nội bộ hoặc ngoài doanh nghiệp như thế nào? Chính sách đãi ngộ đối với nhân viên bán hàng ra sao? Phần trăm tiền hoa hồng được chia như thế nào? Nhân viên bán hàng có được phương tiện di chuyền và những lợi ích nào khác? v.v.).
Áp dụng “bộ lọc” này như thế nào trong giao tiếp hàng ngày? Ví dụ, khi tôi hướng dẫn cho các doanh nhân, họ có xu hướng tập trung vào những vấn đề cụ thề, có thề là vấn đề khiến họ phiền lòng nhất tại thời điềm đó. Vì thế, trước hết tôi yêu cầu họ có tầm nhìn rộng mở hơn đề có thề hiều đầy đủ bức tranh tổng thề và cảm nhận được chiến lược kinh doanh phù hợp nhất. Sau đó, chúng tôi bắt đầu mổ xẻ vấn đề cụ thề đang khiến họ phiền lòng. Điều thú vị là khi làm thế, bạn sẽ giúp họ có được cách nhìn mới về vấn đề cũ, mở ra nhiều khả năng mới đề phát triền các giải pháp thay thế.
Bộ lọc 5 – Thước đo thời gian nào?
Thực tại luôn thay đổi, nên đừng đóng khung nhận thức của mình theo một “bộ lọc” nhất định nào.
Chúng ta có thề thay đổi nhận thức của mình khi cần
Một số cách nhìn sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn, nhận ra những ý nghĩa lớn lao hơn và theo đó cho phép bạn hành động hiệu quả hơn
“Một hành vi tự nó không có ý nghĩa gì cá.
Bạn có thể làm cho nó có ý nghĩa – đặc biệt khi bày tỏ quan điểm khác bòng thái độ hòa hợp, sáng tạo và phù hợp.”
chuyền đổi thái độ từ tiêu cực sang tích cực
Nếu mọi việc không diễn ra thuận lợi, bạn có thề nhìn cuộc đời theo hướng khác đi bằng cách nào? Hãy suy nghĩ về điều đó và tự đưa ra một số ý tưởng hữu ích cho bản thân (hoặc nếu bạn đang quan tâm đến người khác, vậy thì bạn có thề làm gì đề giúp đỡ họ).
Niềm tin của bạn có giúp ích được gì cho bản thân bạn không?
Niềm tin của bạn có giúp ích được gì cho bản thân bạn không? Chúng có hỗ trợ bạn trở thành kiều mẫu người như bạn muốn? Có hai loại niềm tin: niềm tin hạn hẹp, là những niềm tin gây cản trở cho bạn; và niềm tin tích cực hay niềm tin củng cố sức mạnh, là những niềm tin tiếp thêm động lực, cổ vũ tinh thần bạn.
Những niềm tin hạn hẹp Có sự khác biệt giữa “Tôi sẽ không…” và “Không, tôi thật sự không thể.”. Và rồi tôi lại nghĩ “Đó có phái là khác biệt thật sự không, hay chỉ là suy nghĩ của riêng tôi?”. Thử thách niềm tinh hạn hẹp của bạn bằng cách: “Sao dám cho rằng tôi có thể làm được điều đó!”. | Những niềm tin tích cực “Tôi không biết…” è “… nhưng tôi có thể học“. Đây là khái niệm (hay mô hình) được sử dụng tại khoa Kinh doanh, trường Đại học Cranfield. Nó giúp mọi người xây dựng lối tư duy tích cực. Ví dụ trong một doanh nghiệp nhỏ: ■ Bạn hiện đang ở đâu? – “Tôi đang điều hành một doanh nghiệp có lãi, nhưng tôi không vui vì không đạt được mức lợi nhuận xứng đáng với công sức mình đã bỏ ra.” ■ Bạn dự định hướng đến đâu? – “Do đó, tôi muốn tăng gâp đôi lợi nhuận trong năm năm tới.” ■ Bạn đến đó bằng cách nào? – “Tôi sẽ bát đâu tuyển dụng một giám đốc tiếp thị để phát triển trang web và hoạt động thương mại điện tử của công ty.” Tâm trí không nhận ra được những điều mang tính phủ định (“Đừng”), nó chỉ nghe thấy “Đánh bóng xuống hồ” thôi. |
Một số ý tưởng để thay đổi niềm tin tiêu cựu hạn hẹp thành tích cực:
■ Tôi hiện đang có những nguồn lực nào?
■ Động lực hành động của tôi là tiếp cận hay tránh né?
■ Tôi có thề học hỏi được gì từ ý kiến phản hồi, cả tiêu cực lẫn tích cực?
■ Tôi cảm thấy như thế nào về những thay đổi mà tôi muốn xảy ra?
■ Tôi sẽ sử dụng ngôn ngữ nào (nói to lên, nói thầm trong suy nghĩ hay thề hiện bằng cử chỉ) khi cân nhắc các lựa chọn của mình?
■ Liệu tôi có thề sử dụng kỹ thuật “điều chỉnh góc nhìn” đề chia một ý tưởng lớn thành các bước nhỏ dễ quản hơn? Ví dụ, bước đầu tiên trong dự định “Tôi muốn chèo thuyền vòng quanh thế giới” có thề sẽ là “Tôi nên học bơi và tìm hiểu xem liệu mình có thật sự thích chèo thuyền không”.
Phía sau mục tiêu SMART chính là tôi muốn điều gì?
Nguyên tắc xây dựng mục tiêu SMART: Cụ thề (Specific), Có thề đo lường được (Measurable), Có thề đạt được (Achievable), Có tính thực tiễn (Realistic), và Kịp thời (Timely). Thì lời tuyên bố “Tôi muốn giám 3 ký trong tám tuần” đã đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Giữ thái độ tích cực và nói ra những điều bạn muốn thay vì những điều không muốn cũng là một thử thách lớn. Nói rằng “Tôi không thích công việc, chiếc xe, căn hộ hay bât cứ cái gì của tôi” sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc chỉ ra những điều bạn muốn.
Mô tả cuộc sống của bạn trong 5 năm tới. Giả sử đó là thời điềm bạn đã đạt được các mục tiêu mình đề ra và hãy chú ý đến sự khác biệt:
■ Bạn nhìn thây gì?
■ Bạn nghe thây những âm thanh gì?
■ Bạn có thề ngửi và nếm trái mùi vị gì?
■ Bạn cám thấy như thế nào khi ở tương lai cùng với những mục tiêu được hoàn thành?
■ Nếu bạn có thề vẽ ra được viễn cảnh về tương lai ấy, bức tranh sẽ trông như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nỗ lực biến mục tiêu thành hiện thực vào lúc này?
Mô tả về một ngày hoàn hảo của bạn trong tương lai
Kỹ thuật mường tượng sáng tạo này sẽ giúp bạn nhận thấy rõ bạn mong muốn điều gì về lâu dài, và đặt ra những kế hoạch cho tương lai. Bạn sử dụng tất cả các giác quan của mình đề hình dung. Hình ảnh mường tượng càng chi tiết thì mong muốn càng có khả năng biến thành hiện thực.
■ Bạn ở đâu?
■ Bạn đang ở với ai?
■ Bạn đang làm gì?
■ Lúc này bạn có thề làm được những gì mà bạn không thề làm trước đó?
■ Những niềm tin và giá trị nào của bạn đã thay đổi?
■ Hiện giờ bạn là ai?
Tiến trình dẫn đến hành động trong NLP
Mô hình (quy trình hoặc ý tưởng) NLP này giúp bạn chuẩn bị và đưa ra hành động có ý nghĩa. Ví dụ, tôi đã cố gắng phác thảo ra ý tưởng về việc chuyền từ trạng thái rầu rĩ (không mong muốn) sang trạng thái hạnh phúc (mong muốn). Những gì tôi cần làm là biến nó thành hiện thực? Vậy tôi có thề thu hút những nguồn lực hỗ trợ nào? Có thề từ Internet, sách báo, từ bạn bè, từ người nào đó có kỹ năng liên quan, từ nhân vật hư cấu trong phim ảnh, nhân vật có thật trong lịch sử, v.v.
Luôn nhớ rằng “Chúng ta có tất cá mọi nguồn lực cân thiết để tạo ra sự thay đổi” (ý tưởng 3).
Bên cạnh đó, tôi cần phải linh hoạt đến mức nào?
Tôi nên loại bỏ những niềm tin hạn hẹp, tiêu cực nào?
Các giác quan sẽ giúp tôi nhận biết điều gì – ví dụ, nếu tôi thử nghiệm ý tưởng của mình với người có quan điềm mà tôi đánh giá cao, tôi nghĩ họ sẽ phản ứng như thế nào?
Và cuối cùng, câu chuyện vé Gandhi…
Ý nghĩa của câu chuyện này là nói thì lúc nào cũng dễ dàng, nhưng thật sự làm được một điều gì đó, thật sự quyết định thay đổi cách sống của mình và/hoặc tạo nên sự khác biệt cho người khác lại chẳng dễ chút nào, nhưng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ mang đến bạn nhiều điều thú vị và giúp cho hành trình cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Tải file note highlight bảnđọc của tmkhang
Tư duy chống thiếu – Anti-deficit thinking
4 loại vốn: Vốn kinh tế, vốn văn hóa, vốn xã hội và vốn con người