Bắt đầu với câu hỏi TẠI SAO – Simon Sinek – Hoàng Việt dịch
Tại sao lại bắt đầu với câu hỏi TẠI SAO?
Nếu chúng ta bắt đầu bằng những câu hỏi sai lầm, nếu chúng ta không hiểu được nguyên nhân của vấn đề, thì dù câu trả lời có đúng chăng nữa thì rốt cuộc vẫn khiến ta lạc đường. Rồi cuối cùng bạn cũng nhận ra điều đó. (Hành động của chúng ta chịu ảnh hưởng bởi những gì chúng ta giả định và cách chúng ta nhận thức sự thật – Hãy thận trọng khi nghĩ rằng mình đã biết)
Họ không bao giờ bỏ thời gian hay tiền bạc để làm đúng ngay từ đầu, nhưng luôn có thời gian và tiền bạc để làm lại nó lẫn nữa
Những người có khả năng truyền cảm hứng sẽ tạo ra một nhóm người ủng hộ (cử tri, khách hàng, công nhân,..) và những người hỗ trợ khác – những người hành động vì lợi ích chung không phải vì họ PHẢI LÀM, mà vì họ MUỐN LÀM như vậy.
Các tổ chức và các nhà lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng họ luôn tạo ra sự ảnh hưởng khác biệt trong ngành kinh doanh của mình. Họ có được những khách hàng và nhân viên trung thành nhất. Họ có xu hướng làm lợi cho những người khác trong cùng ngành kinh doanh. Họ có nhiều cải tiến hơn, và quan trọng nhất họ có khả năng duy trì tất cả những điều đó trong một thời gian dài.
Lôi kéo và Truyền cảm hứng
Chỉ có hai cách tác động tới hành vi của con người: Bạn có thể LÔI KÉO họ hay TRUYỀN CẢM HỨNG cho họ. Khi người ta lấy các biện pháp lôi kéo làm chỗ dựa chính, sẽ không có ai là người chiến thắng.
Khi một tổ chức định nghĩa bản thân mình với NHỮNG GÌ họ làm, thì nó chỉ dừng lại ở đó.
Các biện pháp lôi kéo xuất hiện trong cả kinh tế lẫn chính trị, và được sử dụng tràn lan trong mọi hình thức buôn bán và marketing: Giảm giá, khuyến mại, gây sợ hãi (họ nhồi nhét vào đầu bạn suy nghĩ rằng nếu bạn không mua sản phẩm hay dịch vụ thì sẽ có điều gì đó không hay xảy ra với bạn – ví dụ như vấn đề của ngành bảo hiểm tính mạng), tạo tâm lý đám đông, kích thích tham vọng (những thông điệp tham vọng thường tỏ ra hiệu quả với những ai thiếu kỷ luật hay có một nỗi sợ hãi bất an dai dẳng rằng họ không có khả năng tự đạt được ước mơ của chính mình – ví dụ như thẻ dịch vụ tập gym) và hứa hẹn đổi mới để tác động lên hành vi người khác khiến họ mua hàng, ủng hộ hay bỏ phiếu.
Áp lực ngang hàng: Nó có tác dụng không phải vì số đông hay các chuyên gia luôn đúng, mà vì chúng ta sợ rằng mình có thể sai.
Khi các công ty hay tổ chức không biết tại sao khách hàng lựa chọn mình, họ thường quá tập trung vào việc lôi kéo người khác để đạt được điều họ muốn. Thật may cho họ, các biện pháp lôi kéo ban đầu tỏ ra có tác dụng.
Rất nhiều người nổi tiếng (KOL) chỉ đơn thuần giúp công ty được nhiều người biết đến hơn nhờ danh tiếng của họ. Nếu công chúng không có ý niệm gì về niềm tin của những người nổi tiếng phát ngôn cho công ty, khi đó tác dụng của quảng cáo chỉ là thúc đẩy doanh số bán hàng trong ngắn hạn, mà không thể tạo dựng thêm niềm tin.
Nhầm lẫn giữa sự đổi mới và sự mới lạ
Sự đổi mới thực sự có khả năng làm thay đối diện mạo của một ngành kinh tế hay thậm chí là cả xã hội. Bóng đèn điện, lò vi sóng, máy fax, iTunes, đó là những đổi mới thực sự đã thay đối cách chúng ta kinh doanh, cách chúng ta sống.
Lời thông cáo báo chí năm 2004 trong lễ ra mắt hãng sản xuất điện thoại di động mới gia nhập thị trường siêu cạnh tranh như sau:
"Bằng một sự đổi mới tầm cỡ trong thiết kế và kỹ thuật, Motorola đã tạo ra chiếc điện thoại hàng đầu. Sự kết hợp của kim loại, như hợp kim nhôm chế tạo vỏ máy bay, với sự tiên tiến như ăng ten tích hợp và bàn phím khắc bằng phương pháp hóa học, đã tạo ra một thiết bị điện tử với độ mỏng chỉ 13,9 mm"
Với cách định nghĩa ở trên thì những gì Motorola miêu tả về sản phẩm chỉ là một danh sách vài tính năng tuyệt vời: vỏ hợp kim, ăng ten tích hợp, bàn phím phẳng và một cái điện thoại mỏng. Nó khó có thể được gọi là “cuộc đổi mới mang tính cách mạng”. Và kết quả là:
Trong ngắn hạn: Nó đã có tác dụng (có tác dụng chưa hẳn đã đúng). Hàng triệu người đổ xô tới để mua được một chiếc. Giới nghệ sĩ khoe những chiếc điện thoại RAZR của họ trên thảm đỏ. Thậm chí người ta đã thấy một hay hai vị thủ tướng sử dụng nó. Với hơn 50 triệu sản phẩm đã bán ra, ít ai dám nói rằng RAZR không phải là một sự thành công tầm cỡ. Cựu giám đốc điều hành (CEO) của Motorola, Ed Zander, nói về sản phẩm tuyệt vời của mình: “Vượt qua mọi kỳ vọng thông thường, điện thoại RAZR đại diện cho lịch sử của Motorola trong cuộc cách mạng đổi mới, đồng thời thiết lập một chuẩn mực mới cho những sản phẩm tương lai trong ngành công nghiệp không dây”. Sản phẩm này đã mang lại nguồn tài chính lớn cho Motorola. Đây thực sự là một bước chuyển biến vĩ đại về quy mô.
Nhưng sau đó thì sao?
Chưa đầy bốn năm sau, Zander đã phải thôi việc. Cổ phiếu công ty lúc này chỉ bằng một nửa so với thời điểm ra mắt RAZR. Các đối thủ của Motorola đã tạo ra những chiếc điện thoại tiên tiến tương tự với các tính năng vượt hơn cả RAZR.
Motorola đã trở lại là một nhà sản xuất điện thoại vẫn đang phải chiến đấu để giành giật miếng bánh của mình. Giống như nhiều trường hợp trước đó, công ty đã nhầm lẫn giữa sự đổi mới và sự mới lạ.
Khi có rất ít người làm việc vì lợi ích của tập thể, bởi vì:
- Họ nghĩ chẳng việc gì họ phải làm như vậy?
- Chẳng có lý do nào để họ làm vậy;
- Không có nguyên tắc hay niềm tin nào vượt qua được những khoản tiền lót tay;
- Họ đưa ra những quyết định ngắn hạn này dựa trên những quyết định ngắn hạn khác;
Và kết quả của việc lạm dụng các biện pháp lôi kéo này là công ty thiếu ổn định hay thậm chí có thể dẫn đến sự sụp đổ. Có một thực tế đáng buồn trong thế giới ngày nay, đó là sự lôi kéo đã trở thành một điều hiển nhiên. Thật may chúng ta còn một lựa chọn khác..
Vòng tròn vàng nhắc nhở bản thân hãy đặt câu hỏi TẠI SAO trước khi bắt đầu một việc gì
Chúng ta có thể nói mình làm CÁI GÌ, đôi khi chúng ta nói mình làm nó THẾ NÀO, nhưng hiếm khi chúng ta nói TẠI SAO chúng ta làm nó
Khi tôi nói đến lý do TẠI SAO, tôi không có ý nói đến mục đích kiếm tiền, đó chỉ là hệ quả. Với TẠI SAO, tôi muốn nói đến mục đích, nguyên tắc hay niềm tin của bạn. TẠI SAO công ty bạn tồn tại? TẠI SAO bạn bước ra khỏi giường, đi làm vào mỗi buổi sáng? Và TẠI SAO người ta nên quan tâm tới nó?
Những người không bao giờ đánh mất lý do TẠI SAO, cho dù chưa thành công lớn họ cũng có thể truyền cảm hứng cho chúng ta.
Người ta không mua CÁI GÌ bạn làm, họ mua lý do TẠI SAO bạn làm nó
Bạn không nên đặt mục tiêu kinh doanh là làm ăn với bất cứ ai có nhu cầu với những sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Nên nhắm đến những người tin tưởng vào những gì bạn tin tưởng. Khi chúng ta lựa chọn chỉ làm kinh doanh với những ai tin tưởng vào lý do TẠI SAO của bạn, niềm tin sẽ khởi sinh.
Cùng xem qua hai cách truyền đạt trong từng trường hợp:
Cách thông thường | Bắt đầu với lý do TẠI SAO (Cách họ đã thực sự truyền đạt) |
Thông điệp của Apple | |
Chúng tôi tạo ra những chiếc máy tính tuyệt vời; Chúng được thiết kế bắt mắt, thân thiện và dễ dàng sử dụng; Bạn muốn mua một chiếc chứ? | Trong mọi thứ chúng tôi làm, chúng tôi tin tưởng và khả năng thay đổi thực trạng. Chúng tôi tin vào cách tư duy khác biệt. Chúng tôi thay đổi thực trạng bằng cách tạo ra những sản phẩm đẹp mắt, đơn giản và dễ dàng sử dụng. Và chúng tôi đã tạo ra những chiếc máy tính tuyệt vời. Bạn muốn mua một chiếc chứ? |
Buổi hẹn hò đầu tiên | |
“Anh rất giàu có”; “Anh có một ngôi nhà to và lái một chiếc xe đẹp”; “Anh quen biết rất nhiều người nổi tiếng”; “Anh thường xuyên xuất hiện trên truyền hình, trông anh cũng khá ưa nhìn!”; “Anh có một cuộc sống cực ổn.” | “Em có biết điều anh tâm đắc nhất về cuộc đời mình là gì không?” “Anh được thức dậy mỗi sáng để làm những điều mình yêu thích. Anh được truyền cảm hứng cho người khác để họ làm những điều truyền cảm hứng cho họ. Đó là điều tuyệt vời nhất trên thế giới. Thực ra, điều thú vị nhất là cố gắng tìm ra mọi cách khác nhau để anh có thể làm được điều đó. Nó thực sự tuyệt vời. Và tùy em có tin hay không, anh đã thực sự có khả năng kiếm được rất nhiều tiền từ nó. Anh đã mua một căn nhà lớn và một chiếc xe hơi đẹp. Anh được gặp rất nhiều người nổi tiếng và được lên tivi thường xuyên, điều đó thật thú vị bởi vì anh cũng khá ưa nhìn. Anh thật may mắn vì được làm những điều mình thích, anh thực sự có khả năng làm tốt vì điều đó.” |
Giới thiệu công ty trong cuộc họp | |
“Công ty chúng tôi vô cùng thành công”; “Văn phòng của chúng tôi tuyệt đẹp, bạn nên ghé thăm khi có thời gian”; “Đối tác của chúng tôi là tất cả những công ty và thương hiệu lớn nhất”; “Tôi chắc rằng bạn đã từng xem qua quảng cáo của chúng tôi”; “Chúng tôi thực sự đang làm ăn phát đạt” | “Bạn có biết điều tôi thích ở công ty mình là gì không? Chúng tôi được đến công ty hàng ngày để làm những điều mình yêu thích. Chúng tôi được truyền cảm hứng cho người khác để họ làm những điều truyền cảm hứng cho họ. Đó là điều tuyệt vời nhất trên thế giới. Thực ra, điều thú vị là việc cố gắng tìm ra mọi cách khác nhau để chúng tôi có thể thực hiện điều đó. Tuyệt vời nhất là nó cũng tốt cho công việc kinh doanh. Chúng tôi đã thực sự làm rất tốt. Chúng tôi có những văn phòng tuyệt đẹp, mời bạn ghé thăm nếu có thời gian. Chúng tôi làm việc với một số công ty lớn nhất. Tôi chắc rằng bạn đã từng xem quảng cáo của chúng tôi. Chúng tôi thực sự đang làm ăn phát đạt.” |
Hãng TV TiVo | |
Sản phẩm mới của chúng tôi có thể tạm dừng các chương trình truyền hình trực tiếp. Và tua lại khi cần. Nó bỏ qua các quảng cáo. Và tự động ghi nhớ thói quen xem ti vi của bạn để lưu lại những chương trình bạn yêu thích… | Nếu bạn là người thích được kiểm soát mọi mặt trong đời sống của mình thì chúng rôi có một sản phẩm dành cho bạn. Nó có thể tạm dừng các chương trình truyền thông trực tiếp Và tua lại khi cần. Nó bỏ qua các quảng cáo. Và tự động ghi nhớ thói quen xem tivi của bạn để lưu lại những chương trình bạn yêu thích. |
Nếu một khách hàng cảm thấy có cảm hứng để mua một sản phẩm hơn là bị lôi kéo để mua nó, họ sẽ giải thích được tại sao họ nghĩ rằng những gì họ mua là tốt hơn (Fan Android và IOS). Chính những nguyên tắc đại diện cho một công ty, một thương hiệu hay một sản phẩm đã truyền cảm hứng để tạo nên sự trung thành.
Chúng ta bị thu hút bởi những nhà lãnh đạo hay tổ chức biết cách truyền đạt những gì họ tin tưởng
Họ có năng lực khơi nguồn cảm hứng cho chúng ta vì họ có khả năng khiến cho chúng ta cảm thấy thân thuộc, thấy mình đặc biệt, được an toàn và không cô đơn. Là người anh em được gắn kết với nhau bởi những giá trị và niềm tin chung. “Tôi có một ước mơ” sẽ khác với Tôi có một kế hoạch (kế hoạch hay ước mơ đều có vị trí riêng của nó hãy sử dụng thận trọng để có hiệu quả). Đôi khi “tôi có một ước mơ và cả một kế hoạch” là điều rất tuyệt vời.
Để những giá trị hay nguyên tắc chủ đạo thực sự có tác dụng thì chúng phải là những động từ:
- Không phải “chính trực” mà là “luôn làm đúng”: Yêu cầu người khác phải chính trực không đảm bảo rằng những quyết định của họ luôn khiến cho khách hàng cảm thấy hài lòng, nhưng yêu cầu họ luôn làm đúng thì có thể
- Không phải “đổi mới” mà là “nhìn nhận vấn đề theo một khía cạnh khác”
Cụ thể hóa những giá trị bằng động từ mang lại cho chúng ta một ý niệm rõ ràng về cách chúng ta hành động trong mọi tình huống. Sau đó chúng ta có thể cùng nhau đánh giá chúng hay thậm chí tạo sự khích lệ để thực hiện chúng tốt hơn..
Những công ty vĩ đại thường cho người ta một mục đích hay thử thách để từ đó phát triển các ý tưởng, hơn là chỉ đơn thuần hướng dẫn họ làm ra một sản phẩm tốt hơn – điều này giới hạn chính họ vào NHỮNG GÌ họ làm.
Những nhà lãnh đạo và những tổ chức vĩ đại rất giỏi trong việc nhìn ra những điều mà hầu hết chúng ta không thể thấy. Họ rất giỏi trong việc trao cho chúng ta những điều mà chúng ta chưa từng nghĩ tới hoặc chưa đòi hỏi bao giờ. Vai trò của một nhà lãnh đạo không phải là tìm ra những ý tưởng tuyệt vời. Vai trò của họ là tạo ra một môi trường trong đó những ý tưởng tuyệt vời có thể xuất hiện.
Nếu bạn không biết truyền cảm hứng cho những người đã có sẵn động lực để họ tin tưởng và hướng tới những điều lớn lao hơn là chỉ có công việc, thì họ sẽ tự thôi thúc để tìm kiếm một công việc mới và bạn bị bế tắc với những người còn lại.
Niềm tin khởi sinh và văn hóa làm việc, Không mạo hiểm đồng nghĩa với việc không có sự khám phá, thử nghiệm và không có tiến bộ cho toàn thể xã hội
Niềm tin là một cảm giác chứ không phải một kinh nghiệm lý trí. Niềm tin bắt đầu khởi sinh khi chúng ta cảm nhận rằng một người hay một tổ chức có sứ mệnh là điều gì đó khác hơn là những lợi ích chỉ cho bản thân họ. Niềm tin chỉ có được bằng cách phụng sự người khác chứ không phải bằng cách gây ấn tượng với họ.
Bạn phải thu phục niềm tin bằng cách giao tiếp và chứng tỏ rằng bạn có cùng giá trị và niềm tin với họ. Bạn phải nói về lý do TẠI SAO của bạn và chứng minh nó với NHỮNG GÌ bạn làm. Cần nhắc lại rằng, một lý do TẠI SAO chỉ là một niềm tin, làm THẾ NÀO là những hành động chúng ta làm để chứng tỏ niềm tin đó, và CÁI Gì là kết quả của những hành động này.
Loài người đã thành công bởi vì chúng ta có khả năng hình thành văn hóa. Văn hóa được tạo ra khi những nhóm người được tập hợp lại với nhau dựa trên những giá trị hay niềm tin chung, và từ đó hình thành nên sự tin tưởng. Chúng ta làm việc tốt hơn ở những nền văn hóa phù hợp với giá trị và niềm tin của mình.
Mục tiêu của tuyển dụng là tìm những người có đam mê với lý do TẠI SAO của bạn, với mục đích, nguyên tắc hay niềm tin của bạn, và những người có thái độ phù hợp với văn hóa của bạn.
Một công ty là một nền văn hóa bao gồm những con người đến với nhau có chung một hệ thống giá trị và niềm tin. Sản phẩm hay dịch vụ không phải là yếu tố gắn kết các thành viên trong một công ty lại với nhau. Quy mô lớn cũng không tạo ra sức mạnh của công ty mà đó chính là văn hóa – một nhận thức mạnh mẽ về những niềm tin và giá trị mà tất cả mọi người từ tổng giám đốc cho tới nhân viên lễ tân đều chia sẻ. Từ đó rút ra kết luận rằng, mục đích trong tuyển dụng không phải là tìm được những người chỉ đơn thuần có những kỹ năng bạn cần, mà tìm được những con người có chung niềm tin với bạn.
Cội nguồn của đam mê nó đến từ cảm giác bạn thuộc về điều bạn tin tưởng, bạn là một phần của điều gì đó lớn lao hơn chính bạn.
Điểm bùng phát (The tipping point) xảy ra như thế nào?
Dân số chúng ta được chia ra làm năm phần trải rộng trong một đường cong hình chuông bao gồm: những người đổi mới, những người sớm đón nhận, số đông đi trước, số đông đi sau và những người tụt hậu. Chúng ta đều đứng ở những vị trí khác nhau trên đồ thị này tùy thuộc đó là sản phẩm hay ý tưởng gì. Hãy tìm cách thu hút (nên bằng niềm tin, giá trị, truyền cảm hứng chung..) đủ số người bên trái của đường cong về phía bạn và họ sẽ khích lệ số còn lại đi theo.
Năng lượng tạo phấn khích, sức hút tạo cảm hứng
Bill Gates không có nhiều năng lượng, nhưng ông biết cách truyền cảm hứng. Niềm đam mê của Bill Gates với máy tính chưa phải là điều truyền cảm hứng cho chúng ta. Mà chính bởi niềm lạc quan bất diệt của ông rằng những vấn đề dù có phức tạp đến đâu cũng có thể giải quyết được. Ông tin rằng chúng ta có thể tìm ra cách loại bỏ những trở ngại để đảm bảo con người đều có thể sống và làm việc với tiềm năng lớn nhất của mình. Chính niềm lạc quan đó đã thu hút chúng ta.
Năng lượng có thể khích lệ nhưng sức hút mới truyền cảm hứng. Tất cả các nhà lãnh đạo kiệt xuất họ đều có sức hút vì họ có một lý do TẠI SAO rõ ràng, đó là một niềm tin bất diệt về một mục đích hay nguyên tắc lớn lao hơn chính họ – lý tưởng cao đẹp vượt ra khỏi cái tôi nhỏ bé.
Không phải công việc chúng ta làm truyền cảm hứng cho chúng ta, mà chính là ý nghĩa đằng sau công việc đó.
Kiểu người THẾ NÀO không cần đến kiểu người TẠI SAO để có thể làm tốt công việc của mình
Hầu hết những người trên thế giới thuộc kiểu người THẾ NÀO
Người TẠI SAO, với mọi tầm nhìn và trí tưởng tượng của họ, lại thường phải chịu sự thua thiệt. Nếu không có ai được truyền cảm hứng bởi ý tưởng của họ và thiếu những kiến thức để biến nó thành sự thực, thì hầu hết những người kiểu TẠI SAO chẳng đi đến đâu, họ có mọi câu trả lời trong mình nhưng chưa bao giờ đạt được chúng.
Thành tích và thành công
Thành tích là điều bạn đạt được, giống như một mục tiêu. Đó là thứ hữu hình, dễ xác định và đo lường được. Ngược lại, thành công là một cảm giác hay một trạng thái. Thành tích có được khi bạn đạt được NHỮNG GÌ bạn muốn, thành công có được khi bạn biết rõ TẠI SAO bạn muốn những thứ đó.
Chúng ta cảm thấy tự tin hơn vào NHỮNG GÌ mình làm, và thuần thục hơn trong cách làm như THẾ NÀO. Mỗi thành tích chúng ta đạt được những thước đo hữu hình cho thành công và cảm giác tiến bộ tăng. Tuy nhiên, ở thời điểm nào đó trên hành trình, hầu hết chúng ta quên mất lý do TẠI SAO mình lên đường ngay từ ban đầu.
Điểm phân tách
Thật không may, chúng ta thiếu những phương tiện đo lường để đảm bảo lý do TẠI SAO luôn được duy trì rõ ràng.
Những thế hệ CEO vĩ đại tiếp theo phải là những người không lãnh đạo công ty với tầm nhìn mới của họ, mà thay vào đó phải giương cao ngon cờ lý tưởng ban đầu và dẫn dắt công ty bước vào thế hệ tiếp theo. Đó là lý do chúng ta gọi họ là những người kế vị mà không phải là người thay thế. Cần có một sự tiếp nối trong tầm nhìn.
Bắt đầu với câu hỏi tại sao – Simon Sinek là một quyển sách hay, giá cả hợp lý, rất dễ đọc. Các bạn có thể mua sách tại đây để ủng hộ tác giả – nhà xuất bản và tmkhang.work bằng cách click vào liên kết mua hàng bên dưới
Tiền không mua được gì – xã hội thị trường hay là kinh tế thị trường
Giới thiệu về Thị trường và Đạo đức
Có những thứ không thể mua được bằng tiền. Nhưng vào thời đại này, con số đó không nhiều. Ví dụ, một số biểu hiện và ngành nghề sau:
- Nâng cấp phòng giam 82$/đêm;
- phí làn đường ưu tiên giờ cao điểm;
- Số điện thoại Bác sĩ riêng;
- Quyền phát thải Carbon;
- Cho con nhập học một trường Đại học nổi tiếng;
- Cho thuê bộ phận trên cơ thể để quảng cáo;
- Xếp hàng giữ chỗ hộ;
- Thử nghiệm thuốc mới;
- Lối đi ưu tiên trong sân bay và Khu vui chơi;
- Dịch vụ chuyển phát nhanh;
- Đầu cơ vé khám bệnh;
- Quyền đặt tên công trình;
- Bán chữ ký;….
Ba mươi năm trước (1982), việc sử dụng thị trường để phân bổ các dịch vụ liên quan đến Y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng, công lý, bảo vệ môi trường, giải trí, sinh con, và các hàng hóa xã hội khác là điều chưa ai nghe đến. Giờ đây, chúng ta cho rằng hầu hết những hiện tượng này là hiển nhiên.
Nếu mọi thứ tốt đẹp đều có thể mua bán được thì tiền sẽ tạo ra mọi sự khác biệt trên đời này. Dĩ nhiên, không ai nhất trí được với nhau giá trị nào đáng quan tâm, giá trị nào không và tại sao. Vì vậy, để xác định xem cái gì nên và không nên mua bán bằng tiền, chúng ta phải xác định được những giá trị nào chi phối các lĩnh vực khác nhau trong đời sống cá nhân và xã hội.
Khi quyết định những hành vi, sự vật nào được phép mua bán, chúng ta đang ngầm cho rằng chúng phù hợp với vai trò hàng hóa – tức là công cụ sinh lợi và đáp ứng nhu cầu sử dụng. Có những điều tốt đẹp trong cuộc sống sẽ bị xói mòn, bị hư hỏng nếu chúng bị coi là hàng hóa. ví dụ:
- Chế độ nô lệ coi con người là hàng hóa là sai trái vì mỗi người đề có phẩm giá và đáng được tôn trọng chứ không thể coi là vật để sở hữu hay một công cụ để sử dụng;
- Chúng ta không cho phép mua bán trẻ em ngay cả khi người mua đối xử tốt với những đứa trẻ. Vì việc cho phép sẽ hình thành thị trường trẻ em, khiến xã hội đánh giá sai về giá trị của các em nhỏ – là đối tượng của tình yêu, sự quan tâm;
- Không thể coi nghĩa vụ công dân là tài sản của cá nhân mỗi người mà phải coi đó là trách nhiệm đối với xã hội;
Kinh tế thị trường | Xã hội thị trường |
Nền kinh tế thị trường là một công cụ đáng giá và hiệu quả, giúp chúng ta tổ chức được hoạt động sản xuất | Xã hội thị trường là một phương thức sống mà trong đó, các giá trị thị trường thâm nhập vào mọi ngóc ngách của cuộc sống con người |
– Dòng chảy đạo đức và tinh thần công dân trong các cuộc tranh luận chung đã cạn kiệt. Một trong những nhược điểm của xã hội theo định hướng thị trường là nó làm cho các giá trị đạo đức bị mất dần đi.
– Quy luật xếp hàng – “đến trước được phục vụ trước” không còn, thay vào đó là quy luật của thị trường – “tiền nào của đó”
Ví dụ: Tình huống quy luật thị trường và quy luật xếp hàng (Tấm vé xem hòa nhạc miễn phí)
Tôn trọng tự do cá nhân (Theo trường phái tự do) | Tối đa hóa phúc lợi xã hội (Theo tư tưởng vị lợi, kinh tế thị trường) |
Con người có quyền tự do mua bán bất cứ thứ gì họ muốn, khi không ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác (Đầu cơ, mại dâm,…) | Cho rằng hoạt động trao đổi trên thị trường khiến người mua và người bán có lợi như nhau, và phúc lợi của xã hội từ đó sẽ tăng lên. Đây là cái mà các nhà kinh tế học muốn nói khi họ phát biểu rằng: Thị trường tự do luôn phân bổ hàng hóa một cách hiệu quả nhất. |
Hai nguyên lý của niềm tin thị trường – Arrow
– Các nhà kinh tế học thường hiển nhiên cho rằng thị trường sẽ làm tăng lựa chọn của một cá nhân
– Không muốn sử dụng bừa bãi nguồn tài nguyên vị tha (Hành động hiến máu) vốn đã rất khan hiếm.
Mức sẵn lòng chi trả hay mức sẵn lòng chờ đợi tốt hơn?
Thị trường phân bổ hàng hóa dựa trên khả năng và mức sẵn lòng chi trả.
- Mức sẵn lòng chi trả cho một hàng hóa không cho thấy ai là người đánh giá hàng hóa ấy cao nhất. Những người đánh giá hàng hóa cao nhất có thể không đủ tiền để mua hàng hóa đó.
Việc xếp hàng dẫn đến hàng hóa được phân bổ dựa trên khả năng và mức sẵn lòng chờ đợi.
Và không có lý do gì cho rằng mức sẵn lòng chi trả cho hàng hóa là tiêu chí tốt hơn mức sẵn lòng chờ đợi.
Thị trường và xếp hàng đều không phải những cách duy nhất để phân bổ hàng hóa. Một số hàng hóa được phân bổ theo công trạng, mốt số khác được phân bổ theo nhu cầu, và có những loại lại thông qua ngẫu nhiên hoặc may mắn.
Một khoản tiền là tiền phạt hay là tiền phí?
Để biết một khoản tiền phải nộp là phạt hay phí, chúng ta cần xác định được tổ chức xã hội ta đang tìm hiểu thu tiền với mục đích gì và những chuẩn mực cần được áp dụng. Ví dụ:
- Nếu thư viện phạt tiền trả sách muộn. Đó là vì mục đích của họ là tổ chức, sắp xếp việc chia sẻ sách miễn phí cho cộng đồng. Vì vậy, nếu tôi quay lại thư viện với cuốn sách mình mượn đã quá hạn chưa trả thì đúng là tôi sẽ cảm thấy có lỗi.
- Nhưng cửa hàng băng đĩa là cơ sở kinh doanh. Nên nếu tôi giữ một đĩa phim lâu hơn bình thường và trả tiền cho thời gian quá hạn thì tôi phải được coi là khách hàng tốt chứ không phải xấu
- Một khi nghĩa vụ đón con đúng giờ đã bị xói mòn bởi công cụ bằng tiền thì thật khó tìm lại được ý thức trách nhiệm ban đầu.
Xói mòn tinh thần cùng hy sinh và coi thiên nhiên là công cụ
Hành vi tham nhũng ý nghĩa, mục đích của ngoại lệ dành riêng cho một cộng đồng cá biệt. Thị trường càng vươn tới nhiều khía cạnh phi kinh tế của đời sống thì nó càng vướng mắc vào nhiều vấn đề đạo đức.
Tuy Không hủy hoại (Mua lời xin lỗi, Mua lời phát biểu chúc mừng) nhưng lại làm giá trị của chúng bị suy giảm. Lý do chúng bị suy giảm có liên quan đến lý do tại sao tiền không mua được tình bạn: Tình bạn và những hành vi xã hội giúp duy trì tình bạn được xây đắp nên bởi một số chuẩn mực, thái độ, giá trị nhất định. Biến chúng thành hàng hóa tức là làm mất đi những chuẩn mực như sự cảm thông, sự hào phóng, sự quan tâm, sự chu đáo; thay vào đó là các giá trị thị trường
Những từ ngữ tôn vinh, làm lu mờ sự khác biệt giữa một tấm bằng danh dự và một tấm bằng đi mua. (_Chúng tôi thường trao bằng danh dự cho các nhà khoa học, các nghệ sỹ vì thành tựu của họ. Nhưng chúng tôi trao cho ngài tấm bằng này để bày tỏ sự biết ơn vì ngài đã đóng góp 10 triệu dollar để chúng tôi xây thư viện mới_).
Ý tưởng bán quyền nhập học đại học cho các nhà tài trợ giàu có gặp phải hai lập luận phản đối: Thứ nhất, là vấn đề công bằng, bất công xã hội; thứ hai là vấn đề tham nhũng liên quan đến tính liêm chính của tổ chức.
Bán Máu – Nhà xã hội học người Anh Richard Titmuss
– Thị trường máu chỉ khai thác người nghèo – người cần tiền, dẫn tới xuất hiện tầng lớp mới đó là “những người có khả năng bán nhiều màu”
– Biến máu thành hàng hóa trên thị trường làm xói mòn nhận thức của người dân về nghĩa vụ hiến máu.
– Làm mất đi ý nghĩa của hành động đi hiến máu.
Đôi khi trả tiền để khuyến khích một hành vi lại khiến hành vi ấy ít xuất hiện hơn (Bãi rác thải hạt nhân, ngày quyên góp và đón con muộn)
Nếu bạn muốn dùng tiền để khuyến khích, tạo động cơ cho người khác, bạn nên “trả tiền cho đủ, hoặc đừng trả gì hết”
Từ quan điểm kinh tế, Các chuẩn mực xã hội như đạo đức công dân hay tinh thần vì cộng đồng đều là những thỏa thuận vĩ đại. Chúng khuyến khích những hành vi có lợi cho xã hội mà nếu dùng tiền thì sẽ rất tốn kém
Động cơ bên trong (như niềm tin đạo đức hoặc lòng yêu thích công việc) và động cơ bên ngoài (tiền hoặc các phần thưởng hữu hình khác). Khi con người tham gia vào một công việc mà họ cho là đáng làm thì việc trả tiền có thể làm giảm động lực làm việc của họ vì tiền sẽ làm xói mòn hoặc “lấn át” lòng yêu thích hoặc niềm tin mà họ dành cho công việc đó.
Đạo đức là cái mà chúng ta phải nuôi dưỡng bằng cách thực hành nó: “Chúng ta sẽ trở nên công bằng nếu luôn làm điều công bằng, sẽ chừng mực nếu luôn làm việc chừng mực, sẽ can đảm nếu luôn hành động can đảm”
Aristotle từng nói
Ranh giới giữa Bảo hiểm, đầu tư và cá cược
Với bảo hiểm tính mạng, công ty bán bảo hiểm cho tôi đang đánh cược và sự sống chứ không phải cái chết của tôi. Tôi càng sống lâu, công ty bảo hiểm càng kiếm được nhiều tiền. Còn với hợp đồng bánh thánh, quyền lợi tài chính lại đi theo hướng ngược lại (Càng chết sớm càng tốt)
Nghề mai táng sống nhờ cái chết của đồng loại, nhưng anh ta không cần phải hy vọng một người cụ thể sẽ chết sớm, mà ai chết lúc nào cũng được.
Khi mục tiêu xã hội bị mất đi hoặc trở nên mờ nhạt, ranh giới mong manh giữa bảo hiểm, đầu tư và cá cược sẽ bị xóa nhòa
Nếu hợp đồng bảo hiểm tính mạng của một người không đem lại cho người được bảo hiểm quyền lợi gì thì hợp đồng đó thuần túy là công cụ cá cược, khiến người được bảo hiểm gặp bất lợi tồi tệ khi chết.
Thị trường Sống và Chết
Hợp đồng bảo hiểm tính mạng do công ty hưởng lợi (COLI): từ 1980 cho phép các công ty được mua bảo hiểm tính mạng cho mọi nhân viên từ tổng giám đốc đến nhân viên văn thư
Michael Rice, 48 tuổi, là trợ lý giám đốc một cửa hàng Walmart ở Tilton, bang New Hampshire. Một hôm, khi ông đang giúp khách mang một chiếc ti vi lên ô tô thì bị đột quỵ. Một tuần sau ông qua đời. Công ty bảo hiểm nhân thọ bồi thường cho cái chết của ông 300.000 dollar. Nhưng số tiền ấy lại không thuộc về vợ và hai con ông. Nó thuộc về Walmart – công ty đã mua bảo hiểm tính mạng cho Rice và đưa tên công ty vào mục người thụ hưởng. Khi người vợ góa của ông là Vicki Rice biết số tiền Walmart được hưởng, bà hết sức tức giận. Tại sao công ty lại được hưởng lợi từ cái chết của chồng bà? Ông đã làm việc vất vả vì công ty, đôi khi tới 80 giờ một tuần. “Họ bóc lột Mike”, bà nói, “rồi họ bỏ đi với 300.000 dollar sao? Thật vô đạo đức”.
Theo bà Rice, cả hai vợ chồng bà đều không biết Walmart đã mua bảo hiểm tính mạng cho ông chồng. Khi biết điều đó, bà đã kiện Walmart ra tòa án liên bang, cho rằng tiền bồi thường phải thuộc về gia đình bà chứ không phải công ty. Luật sư của bà lập luận rằng các công ty không nên kiếm lời từ cái chết của nhân viên. “Thật vô cùng tồi tệ khi một công ty khổng lồ như Walmart lại đánh cược vào tính mạng của nhân viên”. Một phát ngôn viên của Walmart cho biết công ty này mua bảo hiểm tính mạng cho hàng trăm nghìn nhân viên của họ - không chỉ cho trợ lý giám đốc mà còn cho cả công nhân bảo dưỡng bình thường. Nhưng ông phủ nhận việc Walmart kiếm lời từ cái chết của nhân viên. “Quan điểm của chúng tôi là không phải chúng tôi kiếm lời từ cái chết của nhân viên”, ông ta nói. “Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều vào nhân viên” và sẽ chẳng được lợi gì “nếu họ vẫn sống”. Với trường hợp Michael Rice, phát ngôn viên của Walmart cho rằng số tiền đền bù bảo hiểm không phải một khoản từ trên trời rơi xuống mà là để bù đắp cho chi phí đào tạo Rice cũng như tìm người thay thế ông. “Ông ấy đã được đào tạo không ít và có những kinh nghiệm mà chúng tôi không thể kiếm được ở người khác nếu không bỏ chi phí”.
Kể cả khi người lao động đồng ý mua bảo hiểm (COLI) thì vẫn có điều gì đó không ổn về mặt đạo đức. Một phần là thái độ của công ty đối với người lao động (NLĐ) thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm. Tạo ra tình thế trong đó NLĐ lúc chết có giá trị hơn lúc sống là hành động coi họ như đồ vật, biến họ thành hàng hóa để giao dịch trong hợp đồng tương lai chứ không phải những NLĐ mà giá trị của họ đối với công ty nằm ở công việc họ làm. COLI đã bóp méo mục đích của bảo hiểm tính mạng từ một biện pháp đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình trở thành công cụ để các doanh nghiệp được ưu đãi thuế
Rất ít người lao động biết rằng công ty đã mua tính mạng của họ. Ở một số bang các công ty thậm chí còn được mua bảo hiểm tính mạng cho con cái, bạn đời nhân viên của họ và nhận tiền bồi thường. – Một phát ngôn viên của Key Corp, một công ty dịch vụ tài chính đã nói thẳng: “Người lao động không trả phí bảo hiểm nên chẳng có lý do gì phải thảo luận chi tiết hợp đồng bảo hiểm với họ”
Áp dụng cơ chế thị trường thế này hay thế kia sẽ cải thiện hay làm hư hỏng loại hàng hóa đang được trao đổi?
80% học liệu do các công ty tài trợ đều thiên vị cho sản phẩm của mình
Quảng cáo khuyến khích con người ham muốn vật chất và thỏa mãn ham muốn đó. Còn giáo dục khuyến khích con người tự xem lại ham muốn của mình để biết nên kiềm chế hay phát triển nó. Mục tiêu của quảng cáo là tìm thêm người tiêu dùng; mục tiêu của trường công là nuôi dưỡng, trau dồi công dân
Dân chủ không đòi hỏi xã hội phải công bằng tuyệt đối, nhưng vẫn cần các công dân chia sẻ cách sống với nhau. Điều quan trọng là người dân có trình độ khác nhau, vị trí xã hội khác nhau vẫn có thể gặp gỡ nhau, va chạm, cạnh tranh với nhau trong mọi hoạt động của đời sống hằng ngày. Nhờ vậy, chúng ta mới học được cách thỏa hiệp và tôn trọng sự khác biệt, và biết cách quan tâm đến lợi ích chung.
Thể thao chuyên nghiệp, từng là phương thuốc chữa chứng bệnh phân biệt giai cấp, nhưng giờ lại làm sự phân biệt trở nên trầm trọng hơn
Sách giáo trình dịch “Kinh tế vi mô” của tác giả N. Gregory Mankiw – Bản scan Full HD bản đẹp
Các khái niệm trong sách được định nghĩa rất rõ ràng, dễ nắm bắt, dễ hiểu, có tóm tắt các chương tạo điều kiện tốt nhất cho việc ôn tập. Các ví dụ…
Tiền Không Mua Được Gì là một quyển sách hay, giá cả hợp lý, rất dễ đọc. Các bạn có thể mua sách tại đây để ủng hộ tác giả – nhà xuất bản và tmkhang.work bằng cách click vào liên kết mua hàng bên dưới
10 điều cần biết về bộ Não con người – Mozaik education
Có bao nhiêu tế bào thần kinh trong não người?
Bộ não con người chứa khoảng 14 tỷ tế bào thần kinh (tế bào thần kinh), giao tiếp với nhau thông qua các sợi thần kinh, được gọi là sợi trục.
Bộ não là một cơ quan cực kỳ phức tạp. Cùng với hệ thống nội tiết, nó đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể trong những hoàn cảnh thay đổi bằng cách điều chỉnh các quá trình của nó.
Bộ não người nặng bao nhiêu?
Ở người lớn, khối lượng trung bình của não là khoảng 1300 gram. Điều này chỉ chiếm 2% tổng khối lượng cơ thể, trong khi não sử dụng tới 20% năng lượng của cơ thể.
Não cần glucose để hoạt động bình thường. Khi não của bạn đang làm việc chăm chỉ, chẳng hạn như khi học tập, sáng tạo hoặc cố gắng hiểu hoặc giải quyết vấn đề, hãy bổ sung một số viên glucose.
Điều gì bảo vệ não?
Vì não là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể con người nên nó phải được bảo vệ cực kỳ tốt.
Não nằm trong khoang sọ. Ngoài xương sọ, nó được bảo vệ bởi 3 lớp màng gọi là màng não. Không gian xung quanh não và tâm thất trong não chứa đầy một chất lỏng, gọi là dịch não tủy, giúp bảo vệ não tốt hơn. Dịch não tủy rất giàu chất dinh dưỡng.
Các bộ phận của não là gì?
1. Đại não (cerebrum): Đây là phần phát triển nhất của não. Nó là trung tâm của các chức năng phức tạp nhất, chẳng hạn như điều phối lời nói và chuyển động, tư duy logic, trí nhớ và những cảm xúc nhất định. Nó được chia thành hai bán cầu. Lớp ngoài của nó được gọi là vỏ não (còn được gọi là chất xám). Chất trắng được tìm thấy bên dưới lớp này.
2. Tiểu não (Cerebellum): Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phối hợp các phong trào.
3. Thân não (Brain stem):
Hành tủy: Chứa trung tâm hô hấp.
Cầu não: Nó nằm giữa não giữa và hành não.
Mesencephalon: Nó nằm ở trung tâm của não. Nó chịu trách nhiệm kiểm soát chuyển động của nhãn cầu và kích thước của đồng tử.
4. Vùng dưới đồi và tuyến yên (Hypothalamus and pituitary gland)
5. Não thất (ventricles): Não thất bên trái, não thất bên phải, não thất thứ ba và não thất thứ tư
6. Đồi thụy (thalamus)
7. Nhân bèo (lentiform nucleus)
8. Nhân đuôi (caudate nucleus)
9. Hạch hạnh nhân (amygdala)
Diencephalon nằm giữa vỏ não và phần trên của não:
đồi thị: Nó bao gồm hai phần hình trứng. Nó hoạt động như trung tâm chuyển tiếp của các xung cảm giác, ngoại trừ các xung khứu giác. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành những cảm xúc nhất định và điều hòa giấc ngủ.
vùng dưới đồi: Là trung tâm của hệ nội tiết; nó đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chức năng thực vật nhất định, chẳng hạn như đói, no, khát và nhiệt độ cơ thể.
Tuyến yên, tuyến não thùy
– Tế bào tuyến sinh dục: Chúng được điều tiết bởi các hormone của các tế bào thần kinh nội tiết nhỏ của vùng dưới đồi. Chúng tiết ra các hormone điều tiết các tế bào tiết hormone khác;
– Thùy trước của tuyến yên: Các tế bào thần kinh nội tiết của nó tiết ra hormone điều tiết các tuyến nội tiết khác. Việc tiết hormone của nó được điều tiết bởi các hormone do vùng dưới đồi tiết ra;
– Các tế bào thần kinh nội tiết lớn: Các tế bào thần kinh nội tiết trong vùng dưới đồi. Chúng tiết ra các hormone đi tới thùy trước của tuyến yên rồi đi vào máu. Chúng tiết hormone oxytocin và ADH;
– Vùng dưới đồi: Một phần của não trung gian, trung tâm của hệ nội tiết tố. Nó chứa các tế bào thần kinh nội tiết tiết ra hormone điều tiết tuyến yên;
– Các tế bào thần kinh nội tiết nhỏ: Các tế bào thần kinh nội tiết trong vùng dưới đồi. Chúng tiết ra hormone đi tới thùy trước của tuyến yên và điều tiết các tế bào tiết hormone khác ở đây;
– Thùy sau của tuyến yên: Oxytocin và ADH được tiết ra bởi các tế bào thần kinh nội tiết lớn được lưu trữ ở đây trước khi đi vào máu;
Các thùy
TSH: Nó kích thích tiết hormone triiodothyronine và hormone thyroxine trong tuyến giáp
ACTH: Nó kích thích tiết hormone chuyển hóa cacbohydrat và hormone tình dục ở vỏ thượng thận
Hormone tăng trưởng: Nó kích thích sự phát triển của xương và cơ bắp. Khi thiếu hụt nó, ta sẽ mắc chứng lùn theo tỉ lệ, còn khi có quá nhiều nó, ta mắc chứng khổng lồ, hoặc bệnh to cực ở người lớn. Bệnh to cực gây ảnh hưởng đến sự phát triển của lưỡi, tay, mũi và tai.
FSH, LH: Hormone kích thích nan trứng (FSH) và hormone kích thích hoàng thể (LH). Chúng được đặt tên theo vai trò của chúng trong cơ thể nữ giới, nhưng chúng cũng kiểm soát các chức năng sinh dục trong cơ thể nam giới.
Prolactin: Nó kích thích các tuyến vú cho sữa.
ADH: Còn được gọi là hormone giản niệu. Nó làm giảm tăng sự hấp thụ nước ở thận, làm giảm lượng nước tiểu.
Oxytocin: Nó kích thích sự co thắt của các cơ trơn khi sinh nở và cho con bú, đóng vai trò quan trọng trong một số cảm xúc và hành vi xã hội nhất định.
Vỏ não là gì?
Lớp ngoài cùng của não là vỏ đại não hay còn gọi là chất xám, chỉ dày 2–4 mm.
Bề mặt của nó có các đường gờ (gyrus, pl. gyri) và các rãnh (sulcus, pl. sulci). Nó kiểm soát cảm xúc, chuyển động, giấc ngủ, sự tỉnh táo, ý thức, lời nói, ngôn ngữ, suy nghĩ, hiểu biết, học tập, trí nhớ và hành vi.
Có những khoang nào trong não?
Có bốn khoang bên trong não. Những khoang này, được gọi là não thất, chứa đầy dịch não tủy.
Phần nào của não kiểm soát cảm xúc?
Hệ thống limbic là một nhóm các cấu trúc liên kết nằm sâu trong não bộ, có nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc và hành vi của con người
Mọi hành động của chúng ta đều được điều khiển bởi bộ não. Tuy nhiên, nó không chỉ chịu trách nhiệm kiểm soát hành động mà còn chịu trách nhiệm hình thành cảm xúc. Trung tâm cảm xúc ‘bật’ khi chúng ta thể hiện một loại cảm xúc nào đó. Trung tâm này nằm trong vỏ não và thân não và được gọi là hệ thống limbic. Những cảm xúc như hạnh phúc, đau đớn, sợ hãi cũng có thể được hình thành bằng cách kích thích trung tâm cảm xúc.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của hệ thống limbic là giúp chúng ta đưa ra quyết định chính xác khi gặp nguy hiểm.
Trong tình huống nguy hiểm, chúng ta cố gắng tránh nguy hiểm bằng cách trốn thoát hoặc chiến đấu. Phản ứng ‘chiến đấu hoặc bỏ chạy’ được kích hoạt bởi hệ thống limbic.
Tại sao giấc ngủ lại quan trọng đối với não?
Giấc ngủ có tầm quan trọng sống còn. Nó không phải là sự đình chỉ hoạt động của hệ thần kinh mà là một chức năng thần kinh hoạt động, được di truyền.
Chúng ta ngủ thiếp đi khi các tín hiệu được gửi từ thân não làm giảm hoạt động của não. Độ sâu của giấc ngủ không đồng đều; các giai đoạn sâu và hời hợt xen kẽ nhau.
Trong khi ngủ, cơ thể phục hồi nguồn cung cấp năng lượng và loại bỏ các chất thải trao đổi chất. Tuy nhiên, giấc ngủ thậm chí còn quan trọng hơn đối với hệ thần kinh. Khi chúng ta ngủ, các tế bào não cũng như protein và các chất khác cần thiết cho khớp thần kinh được tạo ra và thay thế, đồng thời các khớp thần kinh mới được hình thành.
Nếu có đồng hồ thông minh, bạn có thể theo dõi thời lượng và các giai đoạn của giấc ngủ. Thực hiện quan sát trong một tuần. Trung bình bạn ngủ bao nhiêu mỗi ngày?
Làm thế nào bộ não con người có thể được kiểm tra?
Ngày nay, có một số kỹ thuật có sẵn để kiểm tra chức năng và rối loạn chức năng của não người.
Kỹ thuật hình ảnh để kiểm tra cấu trúc và chức năng của não:
Quét CT (chụp cắt lớp điện toán) hoặc PET (chụp cắt lớp phát xạ positron)
Quét MRI (chụp cộng hưởng từ)
Đánh giá tâm sinh lý:
EEG (Điện não đồ): là phương pháp ghi lại hoạt động điện do não tạo ra thông qua các điện cực đặt trên bề mặt da đầu.
Xem thêm bài viết:
Sức mạnh của não bộ con người và khả năng lưu trữ bộ não trên máy tính?
Luận điểm khoa học và góc nhìn thế tục qua hiện tượng Thích Minh Tuệ
Vì sao khổ hạnh – thực hành được xem trọng?
Trước đây, xã hội tồn tại bằng “sự tằn tiện”, được thể hiện qua thực hành trong các tôn giáo bao gồm: việc nhịn ăn nhịn mặt giảm thiểu nhu cầu cá nhân kìm nén ham muốn tự nhiên đến tối thiểu và từ đó hy sinh cho một mục tiêu hay một nghi lễ thoát Phàm thần thánh hơn và thiêng liên hơn.
Khác với, các hệ “Chủ Nghĩa Pro sản xuất” (Họ ủng hộ sản xuất) như là chủ nghĩa tư bản và kể cả chủ nghĩa xã hội.
Hành vi Khổ hạnh được xem là nền tảng cho sự tồn tại của hầu hết các xã hội trong các giai đoạn khó khăn và trên cơ sở đó tăng cường tính thích ứng của toàn bộ cộng đồng ở gốc nhìn tổng quát thì sự Khổ Hạnh và khả năng chấp nhận chịu khổ diện rộng dưới vỏ bọc và lý thuyết tôn giáo là dấu hiệu của một xã hội còn khả năng thích ứng và tồn tại giới lý thuyết tiến hóa xã hội.
Về mặt giả định nghiên cứu thì Costly Signaling Theory cho rằng các quần thể có niềm tin tôn giáo và tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu Khổ Hạnh (dù nó tạo ra bất tiện cho đời sống của họ) Nhưng mà sự bất tiện này được ghi nhận trong các hệ thống giáo lý tôn giáo cho thấy khả năng thích ứng và sống sót tốt hơn hẳn so với những quần thể thế tục (những quần thể Phi tôn giáo không có tính tôn giáo – nơi mà sự hợp tác chỉ có thể dựa vào tinh thần tự nguyện và goodwill của các cá thể dù họ cũng có những quy định có thể ràng buộc hành vi – bao gồm cả những niềm tin có tính thứ bật như là xã hội chủ nghĩa).
Như vậy, chỉ nhờ vào niềm tin Tôn giáo là có thể kết nối cộng đồng và duy trì sức sống của nó hay là chúng ta còn yếu tố nào khác?
Richard Sosis khẳng định rằng:
- Các cộng đồng tôn giáo ít có khả năng bị tan rã vì những lý do như là xung đột nội bộ hay là thất bại kinh tế như là những cộng đồng thế tục;
- Cộng đồng càng có nhiều những yêu cầu Tôn giáo tuân thủ chặt chẽ gây khó khăn (Khổ hạnh) và đòi hỏi sự hy sinh của các cá thể trong đời sống hàng ngày sẽ giúp các cộng động tín hữu sống sót lâu hơn, nhưng những yêu cầu này lại không giúp ích gì được cho các cộng đồng thế tục;
Sức sống của các cộng đồng tôn giáo chính là nhờ vào những yêu cầu khổ hạnh kiểm soát và hạn chế ham muốn cá nhân với màu sắc và lý giải tôn giáo.
Vì sao hiện tượng, “Thích Minh Tuệ” được mọi người quan tâm?
Một yếu tố mà nghiên cứu của Sosis có nhắc đến là khủng hoảng kinh tế và các thời khắc hiểm nghèo của xã hội khi mà sự tồn vong của cộng đồng đang ở tình thế ngàn cân treo sợi tóc thì ở những thời điểm này, các biện pháp tằn tiện hy sinh cá nhân dưới ngôn ngữ và thực hành tôn giáo trở nên hiệu quả hơn và mạnh mẽ hơn tất cả những cái diễn ngôn thế tục khác.
“Thật ra cũng khá dễ hiểu về nhà sư Minh Tuệ, người dân đang mất niềm tin vào các sư tại chùa, ví dụ như chùa ba vàng, sư cúng 10 tỉ xỉu liền, sư thích xoa bóp, sư hiến kế kiếm tiền, thì sư Minh Tuệ như ngọn đuốc, thắp sáng lại niềm tin Phật pháp, và vụ việc thượng tọa thích Minh Đạo tán thán sư Minh Tuệ xong thì bị phạt quỳ xám hối, rút khỏi giáo hội, không có lửa sao có khói, cây đuốc đã cháy, nếu nó không bị giáo hội dập từ lúc đầu, thì nó sẽ cháy liên tục, liên tục, soi ra những ma vương núp bóng. Sẽ như vậy (Bình luận của @ngoccao3686)
Bổ sung cho quan điểm ở trên của đọc giả, mời các bạn tiếp tục xem video của nhà báo Mặc Lâm
Có một bộ phim kinh điển tên Malèna kể về một cô gái đẹp tuyệt trần. Nhan sắc của cô khiến mọi đàn ông điên đảo dù cô không chủ động phô bày. Nghịch lý là xã hội không (dám) chỉ trích đám đàn ông mê muội nhưng lại chỉ trích cô, để cuộc đời cô rơi vào luân lạc.
Sự việc ông Tuệ cũng như vậy. Ông ấy tu một mình, không muốn ảnh hưởng ai, nhưng lại vô tình gây ảnh hưởng lên một nhóm người. Nhóm người ấy gây ảnh hưởng xấu lên xã hội: lừa đảo, trục lợi, cuồng tín, gây rối trật tự, ùn tắc giao thông... Và vẫn nghịch lý là, thay vì lên án nhóm người ấy thì người ta cứ chĩa mũi dùi vào ông, dù ông không có nhu cầu tranh luận. (Bình luận của @thekhoaluong6146)
Vì sao những nguyên tắc và giáo lý tôn giáo có khả năng thuyết phục con người chịu khổ và kìm nén ham muốn tốt hơn là các lý thuyết hợp tác và ý tưởng chính trị thế tục khác?
Trong nghiên cứu của Rappaport (1971): thì đầu tư và xây dựng các quy tắc xã hội với ý nghĩa Thần Thánh là một cách hiệu quả để che giấu sự tùy tiện (Tất cả mọi người đều có thể ăn thịt nhưng mà mình phải chọn ăn chay; một người tu hành chỉ ăn một bữa mà không được quá 12:00 quá 12:00 Trưa giờ Ngọ; không được ngủ ở tư thế nào không được mặc cái gì thì đều là những giới hạn tự thân mà tôn giáo áp đặt lên người tu)
Mục tiêu cuối cùng của toàn bộ quá trình Khổ hạnh là “thoát tục” cũng là thoát khỏi luân hồi hay là “nhập niết bàn” – một dạng ngôn ngữ dù tên gọi và cách giải nghĩa có khác biệt nhưng nhìn chung là có sự tương đồng giữa các tôn giáo như là: Do Thái hay là Thiên Chúa giáo,.. Ý thức cộng đồng và tinh thần trách nhiệm được tạo ra bởi các nghi lễ thế tục mà ở Việt Nam chúng ta có thể tưởng tượng ra như là ra quân phát động , phong trào Biểu dương khen thưởng,.. – mang tính cá nhân không có sức nặng bằng các nghi lễ tôn giáo – mang tính kết nối với những thực thể siêu nhiên siêu phàm thần thánh dù là Phật hay là Chúa, vĩ đại hơn đáng tinh cậy hơn và từ đó nó có lý do hơn.
Trong thời Mạt Pháp: Phật giáo không còn khả năng cứu khổ cho người dân? Liên Hoa Sinh là ai?
Nguồn bài viết từ Hội Đồng Cừu
Xem thêm bài viết rất hay tại spiderum – bình dân và dễ hiểu hơn:
Khép lại hành trình của Thích Minh Tuệ với công chúng thời gian qua
Những câu hỏi để bạn tự phân tích và tìm hiểu bản thân trong quyển Nghĩ Giàu Làm Giàu -Think And Grow Rich Tác giả: Napoleon Hill | Việt Khương dịch
Có 31 nguyên nhân chính dẫn đến thất bại và mười ba nguyên tắc chính (lần lượt trình bày qua mỗi chương) giúp con người có thể tích luỹ được những gia tài lớn.
Là những gạch đầu dòng và hướng dẫn cụ thể về sự giàu có không chỉ là tiền bạc. “Hãy luôn nhớ rằng sự giàu có thực sự không được đo bằng những gì bạn đang có mà bằng những gì bạn mong muốn trở thành”.