Hành trình phát triển bản thân của mỗi người chưa bao giờ là dễ dàng..
Để bắt đầu hành trình này, đòi hỏi một sự tỉnh thức, sự kiên trì và minh định, cần đồng đội, cần một quá trình tự bản thân nhìn lại và một trực giác luôn phủ định/ tự vấn chính mình và cần những sự nương tựa vào những điều tốt đẹp của cuộc sống này. Bao nhiêu tính từ – động từ – trạng từ có vẻ “trù tượng” và có phần “mơ hồ, lý thuyết suông” ở trên, dùng để NÓI thì RẤT DỄ, nhưng phải thành thật với “sự rèn luyện – sự hành động thật sự” thì mới có cơ hội cho bản thân mình phát triển – một cách vững vàng.
Chúng ta sẽ dùng đơn vị gì để đo đếm sự phát triển của bản thân mình?
Ở biến số tỉnh thức đầu tiên, cũng đã là một quá trình gian nan, phải trải qua sự trui rèn của hoàn cảnh (môi trường sinh trưởng, điều kiện vật chất – tinh thần): nỗi khổ, niềm đau trong tâm hồn, tổn thương, lo lắng, nỗi buồn, sự tức giận, không cam lòng, chịu đựng, cô đơn, cảm giác nhàm chán, nghi ngờ, phán xét, thất bại, yếu đuối, buông xả,.. phía bên kia của những vực thẩm đó, là một chân trời mới – giúp mình lớn hơn và trưởng thành hơn khi đã vượt qua và nhìn lại.
Tư tưởng then chốt
Những “công việc” quan trọng nhất mà ai cũng phải làm trong đời, chính là: Làm người, Làm dân và Làm nghề. Khi mà những “công việc” này không được coi trọng và có quá nhiều người không làm đúng việc của mình (tức là làm sai việc) thì những gì mà chúng ta đang chứng kiến (như dân gian vẫn thường nói vui là “người không phải người, dân không phải dân, lãnh đạo không phải lãnh đạo, thầy không phải thầy, nghệ sĩ không phải nghệ sĩ, trí thức không phải trí thức, doanh nhân không phải doanh nhân, hay đại học không phải đại học, hiệp hội không phải hiệp hội…”), âu cũng là chuyện không đáng ngạc nhiên mấy!
Khi ta bị hạn chế về chuyên môn hay hạn chế về năng lực làm việc thì sẽ không có nhiều lựa chọn trong công việc, vậy tự do cũng ít đi, và khả năng giữ được mình cũng khó hơn. Như vậy, trở thành một chuyên gia ưu tú trong một công việc hay một nghề nghiệp nào đó cũng là cách để mình có thể trở thành một con người tự do
“ĐÚNG VIỆC” Dành tặng những ai đã, đang và sẽ dấn thân trên hành trình tự lực khai phóng để trở thành con người tự do
ĐÚNG VIỆC đặt ra những vấn đề – tìm ra căn nguyên gốc rễ của những gì diễn ra trong xã hội (con người – tổ chức – gia đình). Quay về với những giá trị cơ bản của con người làm gốc (tính nhân bản với những giá trị trường tồn và bất biến theo thời gian…)
Thật học – thật làm – thật giá trị – SỐNG THẬT
Làm người
Con người là một sinh vật luôn đi tìm ý nghĩa (Sống để làm gì?, Học để làm gì?, làm để làm gì?, Sứ mệnh và giá trị của bản thân ta ở đâu?)
Plato
Không có giới hạn cho lẽ phải. Nó có thể vượt lên trên cả tình đồng loại và là điều mà một con người đúng nghĩa sẽ không ngừng sống và chiến đấu vì nó.
Tôi không đồng ý với quan điểm của bạn, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền được nói của bạn.
Voltaire – Đại văn hào và triết gia người Pháp
Khi được dẫn dắt bởi “con người bên trong” (lương tri, lương tâm, đạo đức, phẩm giá, phẩm hạnh, giá trị, nhân cách, lẽ sống, lẽ phải,..), ta sẽ trở nên hướng thiện và hướng thượng hơn và đặc biệt là mọi hành vi của ta sẽ không bị phụ thuộc vào ngoại cảnh.
Tự vấn và hoài nghi không ngừng nghỉ về sự hiểu biết của mình có thể giúp con người khai phóng bản thân.
Người ta chỉ vô vọng khi chẳng biết làm gì cả hay khi đặt ra cho mình quá nhiều điều to tát nhưng lại không làm được
Con người tự do/ tự trị khác con người nô lệ (nô lệ cho người khác, cho tiền bạc, cho quyền lực, cho danh vọng,..)
Con người ở bên trong – Mình (lẽ sống, lẽ phải, giá trị sống, nguyên tắc sống, lương tri, lương tâm, phẩm giá, đạo đức, sự tự trọng, sự tôn trọng,…) sẽ vừa là “chân ga” và “chân thắng” để vận hành chiếc xe cuộc đời của mình
Khi Mình chiến thắng được Ta (bản năng sẵn có) một cách ngoạn mục trong những hoàn cảnh “ngặt nghèo – mỏng manh” thì Ta sẽ rất tự hào về Mình.
Để làm được “Người” cần có năng lực “Khai phóng (khai minh và giải phỏng)” và “Khai tâm”
“Khai minh là việc con người đi ra khỏi sự không trưởng thành do chính mình tự chuốc lấy”. Bắt đầu bằng việc tư duy lại, nhận thức lại những quan niệm của bản thân về những vấn đề quan trọng nhất trong cuộc đời.
“Khai tâm – một trái tim có hồn, biết rung lên trước cái hay cái đẹp (nhất là cái đẹp vô hình, cái đẹp không nhìn thấy, không sờ thấy, mà chỉ có thể cảm thấy), biết thổn thức trước những nổi đau, biết phẫn nộ trước cái sai, cái xấu và cái ác”
Thế giới trở nên nguy hiểm, không phải bởi những kẻ gây ra tội ác, mà là vì những người chỉ đứng nhìn mà không làm gì cả
Albert Einstein
Mô hình quản trị cuộc đời
1.Khai phóng bản thân
2.Tìm ra chính mình
a.Con người văn hóa (đâu là lương tri và phẩm giá; lẽ sống; giá trị sống; đâu là “chân ga và chân thắng”… của mình?)
b.Con người chuyên môn (hay con người công việc, nghề nghiệp, sự nghiệp) – áp dụng tư vấn hướng nghiệp
3.Làm ra chính mình
4.Sống với chính mình Giữ được chính mình
Làm việc
“Làm nghề/ làm việc” cũng là “làm người”
Mình có đang hiểu đúng và làm tốt sứ mệnh của nghề/ của việc không?
Mình có đang hiểu đúng và làm tốt sứ mệnh của nghề/ của việc không? (Lãnh đạo hay Cai trị; Trí thức hay Trí nô; Nghệ sĩ; giải trí – nghệ thuật – văn hóa)
Ba cấp độ hạnh phúc khi đi làm
Hạnh phúc khi kiếm được, có được cái mình muốn -> ”To have – chiếm hữu”
Hạnh phúc khi được người khác trân trọng và ghi nhận -> ”To give – cống hiến”
Hạnh phúc khi nhìn thấy thành quả bản thân mình trong kết quả của công việc, thầm kín tự hào về bản thân về những gì mình đã cống hiến -> ”To be – là mình”
Làm Dân
“Nô dân”, “Thần dân” và “Công dân”
Một công dân đúng nghĩa có sự hiểu biết sâu sắc về con người tự do/ tự trị, về hiện trạng xã hội mình đang sống, cũng như biết rằng xã hội đó nên được quản trị như thế nào thì tốt và cùng tham gia xây dựng bộ máy quản trị đó từ vai trò cá nhân và trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Làm giáo dục
Edward Gibbon từng nói: “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy”.
Khi người học hiểu được rằng “Ta là sản phẩm của chính mình” thì sẽ có thêm niềm tin vào giáo dục.
Bởi có thể phải mất rất nhiều năm để có thể tạo ra một cuộc cách mạng về giáo dục, trong đó cần đến sự tham gia của nhà nước, nhà trường và cả các bậc thức giả trong xã hội. Nhưng một cuộc cách mạng về sự học của cá nhân có thể diễn ra một cách rất nhanh chóng, chỉ bằng sự chủ động và quyết tâm của chính bản thân mỗi người. Bởi đây là cuộc cách mạng “của ta, do ta và vì tá”!
Tham khảo thêm một số bài nói chuyện của tác giả
•[EduX 2016 – TP HCM] Chia sẻ “GIÁO DỤC, VĂN HOÁ ,VĂN MINH” – NHÀ GIÁO GIẢN TƯ TRUNG
•Nhà giáo dục Giản Tư Trung | Điều gì giúp ta chọn được lẽ sống đúng đắn? | VIETSUCCESS
•Hội Thảo Chuyên Đề Giải Phóng Lãnh Đạo – Thầy Giản Tư Trung
•Bạn đã có thước đo thành công cho riêng mình chưa? – TS. Giản Tư Trung | Vietcetera