Vì sao khổ hạnh – thực hành được xem trọng?
Trước đây, xã hội tồn tại bằng “sự tằn tiện”, được thể hiện qua thực hành trong các tôn giáo bao gồm: việc nhịn ăn nhịn mặt giảm thiểu nhu cầu cá nhân kìm nén ham muốn tự nhiên đến tối thiểu và từ đó hy sinh cho một mục tiêu hay một nghi lễ thoát Phàm thần thánh hơn và thiêng liên hơn.
Khác với, các hệ “Chủ Nghĩa Pro sản xuất” (Họ ủng hộ sản xuất) như là chủ nghĩa tư bản và kể cả chủ nghĩa xã hội.
Hành vi Khổ hạnh được xem là nền tảng cho sự tồn tại của hầu hết các xã hội trong các giai đoạn khó khăn và trên cơ sở đó tăng cường tính thích ứng của toàn bộ cộng đồng ở gốc nhìn tổng quát thì sự Khổ Hạnh và khả năng chấp nhận chịu khổ diện rộng dưới vỏ bọc và lý thuyết tôn giáo là dấu hiệu của một xã hội còn khả năng thích ứng và tồn tại giới lý thuyết tiến hóa xã hội.
Về mặt giả định nghiên cứu thì Costly Signaling Theory cho rằng các quần thể có niềm tin tôn giáo và tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu Khổ Hạnh (dù nó tạo ra bất tiện cho đời sống của họ) Nhưng mà sự bất tiện này được ghi nhận trong các hệ thống giáo lý tôn giáo cho thấy khả năng thích ứng và sống sót tốt hơn hẳn so với những quần thể thế tục (những quần thể Phi tôn giáo không có tính tôn giáo – nơi mà sự hợp tác chỉ có thể dựa vào tinh thần tự nguyện và goodwill của các cá thể dù họ cũng có những quy định có thể ràng buộc hành vi – bao gồm cả những niềm tin có tính thứ bật như là xã hội chủ nghĩa).
Như vậy, chỉ nhờ vào niềm tin Tôn giáo là có thể kết nối cộng đồng và duy trì sức sống của nó hay là chúng ta còn yếu tố nào khác?
Richard Sosis khẳng định rằng:
- Các cộng đồng tôn giáo ít có khả năng bị tan rã vì những lý do như là xung đột nội bộ hay là thất bại kinh tế như là những cộng đồng thế tục;
- Cộng đồng càng có nhiều những yêu cầu Tôn giáo tuân thủ chặt chẽ gây khó khăn (Khổ hạnh) và đòi hỏi sự hy sinh của các cá thể trong đời sống hàng ngày sẽ giúp các cộng động tín hữu sống sót lâu hơn, nhưng những yêu cầu này lại không giúp ích gì được cho các cộng đồng thế tục;
Sức sống của các cộng đồng tôn giáo chính là nhờ vào những yêu cầu khổ hạnh kiểm soát và hạn chế ham muốn cá nhân với màu sắc và lý giải tôn giáo.
Vì sao hiện tượng, “Thích Minh Tuệ” được mọi người quan tâm?
Một yếu tố mà nghiên cứu của Sosis có nhắc đến là khủng hoảng kinh tế và các thời khắc hiểm nghèo của xã hội khi mà sự tồn vong của cộng đồng đang ở tình thế ngàn cân treo sợi tóc thì ở những thời điểm này, các biện pháp tằn tiện hy sinh cá nhân dưới ngôn ngữ và thực hành tôn giáo trở nên hiệu quả hơn và mạnh mẽ hơn tất cả những cái diễn ngôn thế tục khác.
“Thật ra cũng khá dễ hiểu về nhà sư Minh Tuệ, người dân đang mất niềm tin vào các sư tại chùa, ví dụ như chùa ba vàng, sư cúng 10 tỉ xỉu liền, sư thích xoa bóp, sư hiến kế kiếm tiền, thì sư Minh Tuệ như ngọn đuốc, thắp sáng lại niềm tin Phật pháp, và vụ việc thượng tọa thích Minh Đạo tán thán sư Minh Tuệ xong thì bị phạt quỳ xám hối, rút khỏi giáo hội, không có lửa sao có khói, cây đuốc đã cháy, nếu nó không bị giáo hội dập từ lúc đầu, thì nó sẽ cháy liên tục, liên tục, soi ra những ma vương núp bóng. Sẽ như vậy (Bình luận của @ngoccao3686)
Bổ sung cho quan điểm ở trên của đọc giả, mời các bạn tiếp tục xem video của nhà báo Mặc Lâm
Có một bộ phim kinh điển tên Malèna kể về một cô gái đẹp tuyệt trần. Nhan sắc của cô khiến mọi đàn ông điên đảo dù cô không chủ động phô bày. Nghịch lý là xã hội không (dám) chỉ trích đám đàn ông mê muội nhưng lại chỉ trích cô, để cuộc đời cô rơi vào luân lạc.
Sự việc ông Tuệ cũng như vậy. Ông ấy tu một mình, không muốn ảnh hưởng ai, nhưng lại vô tình gây ảnh hưởng lên một nhóm người. Nhóm người ấy gây ảnh hưởng xấu lên xã hội: lừa đảo, trục lợi, cuồng tín, gây rối trật tự, ùn tắc giao thông... Và vẫn nghịch lý là, thay vì lên án nhóm người ấy thì người ta cứ chĩa mũi dùi vào ông, dù ông không có nhu cầu tranh luận. (Bình luận của @thekhoaluong6146)
Vì sao những nguyên tắc và giáo lý tôn giáo có khả năng thuyết phục con người chịu khổ và kìm nén ham muốn tốt hơn là các lý thuyết hợp tác và ý tưởng chính trị thế tục khác?
Trong nghiên cứu của Rappaport (1971): thì đầu tư và xây dựng các quy tắc xã hội với ý nghĩa Thần Thánh là một cách hiệu quả để che giấu sự tùy tiện (Tất cả mọi người đều có thể ăn thịt nhưng mà mình phải chọn ăn chay; một người tu hành chỉ ăn một bữa mà không được quá 12:00 quá 12:00 Trưa giờ Ngọ; không được ngủ ở tư thế nào không được mặc cái gì thì đều là những giới hạn tự thân mà tôn giáo áp đặt lên người tu)
Mục tiêu cuối cùng của toàn bộ quá trình Khổ hạnh là “thoát tục” cũng là thoát khỏi luân hồi hay là “nhập niết bàn” – một dạng ngôn ngữ dù tên gọi và cách giải nghĩa có khác biệt nhưng nhìn chung là có sự tương đồng giữa các tôn giáo như là: Do Thái hay là Thiên Chúa giáo,.. Ý thức cộng đồng và tinh thần trách nhiệm được tạo ra bởi các nghi lễ thế tục mà ở Việt Nam chúng ta có thể tưởng tượng ra như là ra quân phát động , phong trào Biểu dương khen thưởng,.. – mang tính cá nhân không có sức nặng bằng các nghi lễ tôn giáo – mang tính kết nối với những thực thể siêu nhiên siêu phàm thần thánh dù là Phật hay là Chúa, vĩ đại hơn đáng tinh cậy hơn và từ đó nó có lý do hơn.
Trong thời Mạt Pháp: Phật giáo không còn khả năng cứu khổ cho người dân? Liên Hoa Sinh là ai?
Nguồn bài viết từ Hội Đồng Cừu
Xem thêm bài viết rất hay tại spiderum – bình dân và dễ hiểu hơn:
Khép lại hành trình của Thích Minh Tuệ với công chúng thời gian qua